Viêm amidan ở trẻ

0
38
Bệnh viêm amidan là bệnh hô hấp khá phổ biến ở trẻ em trong những ngày thay đổi thời tiết. Khi người nhà đưa các em đến bệnh viện để khám, thường đã trong tình trạng amidan hoặc VA sưng to với các biểu hiện triệu chứng về hô hấp. Vì vậy, các gia đình cần có ý thức bảo vệ sức khỏe của trẻ, theo dõi các chức năng hô hấp, phát âm, ăn uống của trẻ để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường xung quanh bệnh ở amidan.

 

Amiđan là một tổ chức limpho nằm trong vòm họng, nó có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời. Khi trẻ lớn dần, tổ chức này rất hay bị viêm hoặc quá phát gây hội chứng amiđan quá to gây ra hô hấp khó khăn, thậm chí có thể gây hội chứng ngừng thở khi ngủ.

 

Nguyên nhân

 

– Do nhiễm trùng các vi khuẩn liên cầu, tụ cầu… hoặc do các virus đường hô hấp.

 

– Sau các bệnh nhiễm trùng lây : cúm, sởi, ho gà,…

 

– Các yếu tố thuận lợi gây bệnh như: Sự thay đổi thời tiết đột ngột, ăn đồ lạnh

 

– Do các yếu tố ô nhiễm môi trường: Bụi, khói xe, khói thuốc lá; do rượu, hoá chất

 

– Do cơ thể suy nhược.

 

– Tạng bạch huyết : các tổ chức lympho phát triển và dễ nhiễm trùng.

 

– Do cấu trúc và vị trí : Amiđan có nhiều khe kẽ và ngóch ngách, dễ là nơi trú ẩn và phát triển của vi trùng, lại ở vị trí ngã tư đường ăn và đường thở là cửa ngõ xâm nhập của các yếu tố bên ngoài.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Triệu chứng

 

Viêm amiđan cấp tính:

 

– Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém ăn.

 

– Sốt cao tới 39 – 40oC

 

– Đau họng, họng khô, rát, nóng, nuốt nước bọt cũng thấy đau.

 

– Ho, có khi ho từng cơn.

 

– Đặc biệt ở trẻ em thường thở khò khè, ngáy to.

 

– Trong một số trường hợp, người bệnh có hơi thở rất hôi. 

 

Viêm amiđan mạn tính:

 

Người bệnh bị viêm amiđan mạn lại thường không có những biểu hiện nặng như amiđan cấp mà chỉ có cảm giác vướng, nhói ở họng, đôi khi nuốt có cảm giác vướng, đau như có dị vật.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Điều trị

 

Điều trị viêm amiđan cấp tính.

 

– Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nước nhiều.

 

– Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol…

 

– Kháng sinh: Dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn.

 

– Nhỏ mũi thuốc sát trùng nhẹ.

 

– Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm: Bicarbonat Natri, Bôrat Natri…(nửa thìa cà phê trong một cốc nước ấm).

 

– Nâng cao thể trạng: yếu tố vi lượng, sinh tố, canxi…

 

Điều trị viêm amiđan mạn tính: Phẫu thuật amiđan hiện nay là rất phổ biến. Tuy nhiên cần có chỉ định chặt chẽ. Chỉ cắt khi nào amiđan thực sự trở thành một lò viêm (focal infection) gây hại cho cơ thể.

 

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Biến chứng

 

Viêm amiđan cấp hay mạn tính nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

 

Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy quanh amiđan, Viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng.

 

– Viêm amiđan còn có thể gây nên viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản và khí phế quản.

 

Biến chứng xa: Viêm amiđan còn gây nên những biến chứng rất nguy hiểm như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận nhiễm trùng máu

 

Phòng bệnh

 

– Hạn chế ăn đồ lạnh.

 

– Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối pha loãng, đặc biệt trong các đợt dịch cúm, sốt xuất huyết…

 

– Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

 

– Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều hoa quả, vitamin C để nâng cao sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng.

 

– Khi phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều khói, bụi, cần đeo khẩu trang kín mũi, miệng để hạn chế bụi xâm nhập vào mũi, họng.

 

 

Viêm amiđan có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó, hai nguyên nhân phổ biến là viêm amiđan do virus và do vi khuẩn (như vi khuẩn liên cầu, tụ cầu…). Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi như sự thay đổi thời tiết đột ngột thì ăn đồ lạnh, môi trường bụi bặm… cũng là những tác nhân gây nên tình trạng này. Và với mỗi nguyên nhân gây viêm khác nhau đều phải có cách điều trị riêng, không thể áp dụng chung.trong một đơn thuốc cho mỗi lần viêm amiđan.

Theo NTD

Viêm amidan ở trẻ

 

Theo NTD