Thụ tinh nhân tạo mang đến hi vọng thụ thai cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt đối với người phụ nữ.
Kích thích buồng trứng là bước đầu tiên trong kỹ thuật thụ tinh nhân
tạo. Mục đích của nó là tạo được sự phát triển của 3-4 nang noãn trưởng
thành và có khả năng thụ tinh, đồng thời chuẩn bị nội mạc tử cung cho sự
làm tổ của phôi. Nhưng thực hiện thao tác cũng có những biến chứng,
trong số đó hội chứng quá kích buồng trứng là phổ biến nhất.
Quá kích buồng trứng là sự gia tăng kích thước buồng trứng. Hội chứng
này có thể còn kèm theo tình trạng cô đặc máu, tràn dịch trong các
khoang cơ thể (màng bụng, màng tim, màng phổi…).
Khi bị hội chứng quá kích buồng trứng, bệnh nhân có thể thấy đầy hơi nhẹ, buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa khác.
Thậm chí người bệnh có thể bị đau, chướng bụng vô cùng khó chịu. Trường
hợp nghiêm trọng có thể bị mất cân bằng nồng độ máu, rối loạn điện giải,
rối loạn chức năng gan, thận… đe dọa tính mạng. Tỷ lệ gặp biến chứng
này thay đổi tùy theo đối tượng bệnh nhân và phác đồ thuốc sử dụng.
2. Thai kỳ bất thường
Thụ tinh nhân tạo có tỷ lệ đa thai đến 20%, thai ngoài tử cung khoảng 2-8%, và tỷ lệ sẩy thai tự nhiên là 20-30%.
Dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy 60% các bé ra đời bằng thụ tinh ống
nghiệm bị sinh non. Điều đó làm tăng nguy cơ bị tử vong trong những ngày
đầu và các loại bệnh lý khác (chẳng hạn như chậm phát triển tinh thần,
khiếm khuyết ở mắt, tai, học kém…). Những phụ nữ mang song thai, đa
thai cũng có nguy cơ bị tai biến thai kỳ cao hơn nhiều.
Theo một nghiên cứu công bố tháng 10/2009 của Tổ chức March of Dimes
(Mỹ), thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những nguyên nhân chính
khiến tình trạng đẻ non tăng 36% trong vòng 25 năm qua. “Vấn đề nằm ở
chỗ các bác sỹ thường bỏ qua lời khuyên của các chuyên gia rằng chỉ nên
đặt một phôi vào tử cung người mẹ. Việc sử dụng thêm các phôi thai như
một kiểu dự phòng an toàn giúp bác sỹ vượt qua được áp lực phải có con
của các cặp vợ chồng, nhưng lại tăng nguy cơ trẻ sinh đôi bịđẻ non”,
Tiến sỹ William E. Gibbons, chủ tịch Hiệp hội Sản khoa Mỹ cho biết.
Ảnh minh họa
3. Chảy máu và tổn thương ở tử cung và nhiễm trùng vùng chậu
Chảy máu và tổn thương ở tử cung có thể xảy ra do quá trình bơm tinh
trùng vào buồng tử cung gặp khó khăn, thao tác quá mạnh tay. Sử dụng
những ống bơm nhỏ để tối ưu hóa việc đưa tinh dịch vào buồng tử cung còn
có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng.
Nguyên nhân thường do kỹ thuật chuẩn bị tinh trùng hoặc không đảm bảo vô
trùng khi thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng. Một nguyên nhân khác là do
tình trạng nhiễm khuẩn trong quá trình xử lý tinh dịch dẫn đến vi khuẩn
có cơ hội “tấn công” tử cung và buồng trứng.
4. Đau bụng dưới
Tinh dịch được tiêm vào cổ tử cung khi đó có thể gây ra đau bụng dưới.
Nguyên nhân do tinh dịch có chứa prostaglandin khi bơm vào buồng tử cung
khiến tử cung co cơ trơn, kết quả là gây đau bụng dưới.
Ảnh minh họa
5. Lây bệnh từ tinh trùng tươi
Không ai dám đảm bảo tinh trùng tươi (tinh trùng chưa qua kiểm tra y tế)
không chứa vi khuẩn gây bệnh, thậm chí cả những bệnh nan y hay lây
truyền qua đường tình dục. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến người phụ nữ
nhận tinh trùng và sự phát triển của thai nhi. Ngành y tế nhiều nước đã
có văn bản cấm bơm trực tiếp tinh trùng tươi của người hiến vào tử cung
người phụ nữ để tránh những liên lụy pháp lý về sau và đề phòng tinh
trùng có chứa vi khuẩn lây bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến người nhận và
thai nhi.
Những tác dụng phụ này có thể hiếm gặp nhưng các cặp đôi cũng nên tham
khảo để biết thêm trước khi có ý định thụ tinh nhân tạo để giảm thiểu
rủi ro, nâng cao hiệu quả thụ thai và sức khỏe của người mẹ cũng như
thai nhi
T.C Tổng hợp