Trung thực, thật thà là đức tính tốt cha mẹ nên dạy con.
Chúng ta có thể trung thực không?
Cách thứ nhất. Bạn dạy con
trung thực bằng cách khuyến khích các con nói ra suy nghĩ thật sự của
chúng. Hãy cho các con bạn biết không có gì đáng lo sợ trong việc chia
sẻ với bạn những suy nghĩ trong tâm trí của chúng.
Khi bạn lấy đi món đồ chơi của con bạn
vì bé vứt lung tung, bạn biết con bạn sẽ giận. Hãy hỏi xem cảm xúc của
bé lúc đó là gì. Nói cho bé biết rằng bạn sẽ không giận dù bé có nói với
bạn rằng bé đang giận. Sau đó hãy hỏi vì sao bé không vui. Phương pháp
này dạy con biết rằng bạn không tức giận hay la mắng khi con nói sự
thật. Nhiệm vụ của bạn trong việc này là phải chuẩn bị với những gì con
bạn sẽ nói ra.
Cách thứ hai để khuyến khích sự
trung thực là tránh những cuộc đối đầu trong trường hợp khiến con bạn
dễ nói dối. Thay vì nói “Con đã tô màu lên tường đúng không?” hãy nói
theo cách khác “Con biết là con không có nhiệm vụ tô màu lên tường.”
Tránh đối chất trực tiếp khi bạn đã biết câu trả lời. Hỏi bé có tô màu
lên tường không khi mà bạn đã thấy bé làm việc đó, bạn đang khiến bé
phải nói dối đó. Đừng đặt bé vào tình huống nói dối dễ hơn nói thật.
Thậm chí đối với người trưởng thành, khi ai đó hỏi có phải bạn đã ăn cái
bánh socola cuối cùng không, bạn sẽ có chút lo lắng – giống như bạn đã
làm sai gì vậy. Tuy nhiên, hãy học cách ưỡn ngực và nói “Đúng vậy, tôi
đã ăn cái bánh cuối cùng đó, thật sự mà nói thì đó là cái bánh ngon nhất
trong nguyên hộp bánh.”
Còn nếu con bạn không tô màu lên tường, cô bé có thể dễ dàng nói “Nhưng mẹ ơi, con không tô màu lên tường, ba đã làm mà!”.
Cách thứ ba cũng là cách quan
trọng nhất để dạy con tính trung thực là bạn phải trung thực. Đừng bao
giờ nói dối con cái. Bạn phải là tấm gương. Khi bạn nói dối các con,
chúng sẽ nghĩ nói dối cũng chẳng sao. Nhưng mặt khác khi các con nói
dối, bạn sẽ tức giận. Bạn không thể đối xử thiên vị như vậy.
Bạn nghĩ việc không bao giờ nói dối với
con là việc dễ dàng. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận với những lời nói dối
không chủ ý (xem bảng 1): ”Mẹ sẽ trở lại trong vài phút” – và bạn đi
suốt mấy giờ. Những lời nói dối vô hại kiểu này có thể khiến các con
không tin bạn nữa.
Những lời nói dối vô hại thường gặp:
Nói dối vô hại: “Chỉ là thuốc thôi mà. Nó có vị ngon lắm!”
Sự thật: Nó có vị như chất lỏng
Nói dối vô hại: “Nó không đau đâu.”
Sự thật: Như bị tra tấn
Nói dối vô hại: “Mẹ chỉ lấy một thứ trong cửa hàng thôi.”
Sự thật: Bạn mất 2 giờ và bạn có thể đã mua hết cả cửa hàng
Nói dối vô hại: “Chúng ta sẽ đến cửa hàng Aunt Mildred’s.”
Sự thật: Lúc nào đến Aunt Mildred’s cũng rất lâu. Chúng ta sẽ không ở lại lâu đâu
Cách chính xác để bày tỏ những câu nói trên:
1. “Thuốc giúp con thấy khỏe hơn.”
2. Tốt nhất là bạn không nên đề cập gì đến sư đau đớn. Khi bạn không thể tránh được thì hãy nói “Có thể hơi khó chịu.”
3. Hoặc là lấy một thứ rồi đi hoặc nói “Mẹ phải mua vài thứ. Mẹ không biết phải mất bao lâu nữa.”
4. “Chúng ta sẽ đến Aunt Mildred’s
và chúng ta sẽ rời khỏi lúc 11:30.” Chỉ cho các con xem đồng hồ chỉ
11:30 là như thế nào nếu chúng chưa biết.
Đùa giỡn và trêu chọc nhau có thể vui.
Nhưng phải cẩn thận để không lạm dụng trò đùa với các con của bạn. Chúng
không hiểu và cũng không có đủ kinh nghiệm để phân biệt lúc nào là đùa
và lúc nào thật. Vì thế chúng để tâm tất cả những gì bạn nói. Khi con
bạn luôn hỏi lại tất cả mọi việc bạn nói với chúng bằng câu:”thật
không?”, lúc đó có thể bạn phải ngừng lại các trò đùa đến khi chúng bắt
đầu tin bạn nói mà không cần hỏi lại.
Hãy là những cậu bé và cô bé có trách nhiệm
Dạy con bạn tinh thần trách nhiệm từ
những nhiệm vụ và công việc nhỏ. Khi các con đã đủ lớn để hiểu những
mệnh lệnh đơn giản, hãy giao một hoặc hai việc cho các con. Điều đó
không có nghĩa là giao cho bé con 2 tuổi của bạn nhiệm vụ giao báo. Thay
vào đó, hãy bắt đầu với những nhiệm vụ đơn giản. Yêu cầu bé đưa sách
cho bà, bỏ giấy vào thùng rác và cất thìa vào ngăn kéo. Sau khi bé hoàn
thành công việc, hãy để bé biết bé đã làm được một việc tuyệt vời. Hãy
khen bé và dĩ nhiên phải có những cái ôm hôn nữa. Các con của bạn sẽ
tươi cười rạng rỡ khi nhận ra rằng bé hoàn thành nhiệm vụ đã làm bạn
hạnh phúc.
Khi con bạn lớn hơn, bạn có thể bắt đầu
giao cho con bạn những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn. Dạy con cách dọn giường và để quần áo bẩn vào giỏ để đồ giặt. Bạn không
những phát huy ý thức trách nhiệm mà còn tạo được những thói quen tốt và
còn dạy các con những bài học giá trị về tầm quan trọng của việc mọi
người cùng giúp nhau dọn dẹp nhà cửa.
Phần quan trọng trong việc dạy con làm
việc là làm việc cùng các con đến khi chúng hiểu cách làm việc. Sau khi
đã hiểu cách làm việc, bạn hãy giám sát để chắc rằng bọn trẻ không bắt
đầu giảm bớt sự cố gắng. Bọn trẻ cần được bạn giám sát liên tục trong
một thời gian dài – dù chúng có thể nghĩ rằng chúng không cần.
Tránh việc trả tiền cho công việc nhà.
Việc trả tiền để các con dọn giường sẽ dẫn bạn đi vào con đường mà bạn
không muốn đi chút nào. Bọn trẻ cần biết rằng tất cả thành viên trong
gia đình cần phải làm việc cùng nhau như một gia đình. Vì vậy mọi người
phải giúp đỡ nhau làm việc. Khi bạn muốn trả công cho con làm việc, hãy
giao cho chúng thêm việc như cào cỏ trong sân, sơn nhà cho cún hoặc một
số việc nhà như lau dọn các cửa sổ không nằm trong những công việc mà
bọn trẻ phải làm hàng ngày.
Hãy biến nhiệm vụ và trách nhiệm thành
niềm vui. Các con của bạn sẽ hào hứng làm việc hơn khi bạn biến các công
việc thành trò chơi, như việc gấp quần áo đua với nhau. Khi trao cho
bọn trẻ trách nhiệm, tránh hội chứng hãy để mẹ giúp con việc đó. Các con
của bạn cần tìm ra cách hoàn thành nhiệm vụ và có thể chúng không muốn
bạn giúp đâu.
Đôi khi các bé con của bạn có thể quá
bận tâm đến thứ gì đó đến nỗi không muốn dừng lại để giúp đỡ bạn. Điều
đó là bình thường. Bạn không thể ép buộc bé con 2 tuổi làm việc gì đó
nếu bé không muốn (trừ việc nhấc bổng bé lên và dùng chính sức bạn để di
chuyển bé). Và tất nhiên bạn không muốn dùng vũ lực với bé con. Tinh
thần trách nhiệm nên có được từ sự vui vẻ. Khi con của bạn lớn hơn, bạn
có thể bắt đầu nhẹ nhàng thuyết phục những lúc bọn trẻ không thể rời mắt
khỏi bộ phim siêu nhân.
Bạn nên biết rằng bé con của bạn có lúc
chúng trải qua giai đoạn không muốn hoàn thành trách nhiệm của mình.
Đừng để bọn trẻ than vãn để né tránh không hoàn thành công việc. Bạn
cũng đừng để bọn trẻ kéo dài thời gian hoàn thành công việc. Hành vi này
cho thấy bọn trẻ muốn trì hoãn công việc đấy.
Minh Anh