Cách xử trí và phòng tắc tia sữa sau sinh

0
47
Tắc tia sữa là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở những bà mẹ sinh con đầu lòng, biểu hiện của bệnh là hai bầu vú cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp-xe vú, rất nguy hiểm. Phòng tắc tia sữa là điều rất quan trọng mà phụ nữ nên biết để tránh các biến chứng và những khóc chịu xảy ra trong quá trình cho con bú

 

Tắc tia sữa là gì?

 

Tắc tia sữa là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa không thoát ra ngoài được và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng. 

 

Cách xử trí khi bị tắc tia sữa

 

Ép ngực bằng tay: Dùng tay ép bầu vú lên thành ngực, vừa ép vừa day để tạo lực làm tan sữa đông kết, vón cục bên trong. Ép nhẹ nhàng trong mức đau mẹ có thể chịu được, day từ từ theo chiều kim đồng hồ, khoảng 20-30 lần, sau đó làm ngược lại. Thực hiện nhiều lần cho đến khi cảm thấy dễ chịu, bớt căng tức ngực.
 
Chườm nóng: Sau khi day và ép ngực, mẹ có thể tiếp tục giảm đau bằng cách chườm nóng. Dưới sức nóng của nhiệt, sữa vón cục tan dần, tạo điều kiện thuận lợi cho các tia sữa lưu thông.
 
Hút sữa dư thừa: Chỉ dùng khi tình trạng tắc tia sữa mới ở giai đoạn “chớm nở”. Để lâu, sữa vón cục đặc, dày và nhiều, dụng cụ hút sữa không có tác dụng, đôi khi còn làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn.
 
Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, người mẹ bắt đầu có những cơn sốt nóng lạnh kèm theo tình trạng vú bị tắc sữa sưng nóng đỏ đau thì đây là dấu hiệu mà người mẹ cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử trí sớm.
 
Nếu vùng tắc tia sẽ đã làm thành ổ abces thì người mẹ cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để trích thông mủ và xử trí ổ abces càng sớm càng tốt
 

Ảnh minh họa. Nguồn internet

 

Phòng tắc tia sữa sau sinh

 

Sau khi sinh, hãy xoa nhẹ đầu vú để kích thích vú tiết sữa. Nếu muốn tránh tắc tia sữa thì người mẹ cần phải xử trí ngay khi vú bị cương sữa. Khi đó sản phụ sẽ thấy ngực căng tức thì bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú. Có thể sử dụng lược chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông. Sau đó, cần xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng giúp  căng sữa rất hữu hiệu.

 

Sau mỗi lần cho bé bú, để giảm sưng tuyến sữa, sản phụ có thể đắp lạnh bầu vú và dưới cánh tay. Có thể đắp lạnh bằng túi nước lạnh hay túi rau lạnh tự làm (để túi rau vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó). Nên để một lớp khăn mỏng trên tuyến vú khi đắp lạnh (tránh bị lạnh quá, làm mát dịu nơi căng sữa). Mỗi khi chuẩn bị cho bé bú, sản phụ cần đắp ấm bầu vú có thể giúp tăng tiết sữa. Sản phụ có thể xông hơi ấm vùng ngực hay đắp gạc ấm trên tuyến vú trước khi cho bé bú.

 

Khi bị cương sữa nhiều khiến đau tức để làm mềm tuyến sữa hãy dùng dụng cụ để hút sữa. Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau sau khi cho bú cần hút sữa khoảng 5 – 10 phút để nhanh chóng lấy hết sữa thừa ra. Việc này sẽ giúp bầu sữa mềm hơn và trẻ dễ bú hơn, tránh bị tắc tia sữa.

 

Ảnh minh họa. Nguồn internet

 

–  Để phòng tránh tình trạng tắc tia sữa sau sinh thì tốt nhất là giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho bú phải dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch, khô.

 

– Sau đó, nếu bé bú không hết sữa, cần nặn hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa. Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa.

 

– Nếu khi vắt sữa thấy một tia nào tắc hoặc chảy không thành tia, thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho bú, như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa. 

 

 

Tắc tia sữa là một bệnh thường gặp và có thể xử trí tại nhà,nhưng nếu thấy có dấu hiệu bất thường như sốt cao, đau nhức nhiều, màu sữa tiết ra giống dạng mủ thì cần đi khám để chẩn đoán chính xác, đảm bảo an toàn tránh các biến chứng nguy hiểm.  Người mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc tiêu sữa về dùng vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của người mẹ.

Theo NTD

Cách xử trí và phòng tắc tia sữa sau sinh

 

Theo NTD