Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Giang mai.

0
55
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con khi mang bầu hoặc trong khi sinh. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là giang mai bẩm sinh cho trẻ. Nhưng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, vì vậy việc phát hiện bệnh sớm qua các xét nghiệm là rất cần thiết.

 

 

là gì

 

Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Bệnh giang mai không chỉ giới hạn ở những bộ phận sinh dục, mà còn có thể lây truyền qua các tiếp xúc gần khác.

 

Đường lây truyền của Giang mai là qua da và niêm mạc bị xây xát, qua đường máu, chủ yếu là qua đường với người đang mắc bệnh Giang mai trong thời kì lây bệnh. Nhưng nó cũng có thể lây qua hôn, tiếp xúc gián tiếp, cho trẻ bú.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Triệu chứng

 

Giai đoạn đầu bệnh thường có biểu hiện những vết loét không đau tại bộ phận sinh dục nên dễ bỏ qua. Khi giang mai vào máu và lan tỏa sẽ có những tổn thương trên da, chúng cũng sẽ tự mất và không cần điều trị nhưng sẽ tái lại nặng hơn. Khi có biểu hiện các tổn thương tại phủ tạng (tim, gan, cơ, xương, thần kinh…) cũng là lúc bệnh đã nặng, tổn thương lúc này sẽ là gôm, củ giang mai, tim mạch, thần kinh, gan…

 

Các xét nghiệm chẩn đoán giang mai

 

Xét nghiệm khi không có biểu hiện trong giai đoạn sớm: Chẩn đoán bệnh giang mai tương đối phức tạp vì cơ thể chưa tạo ra kháng thể mà Xoắn khuẩn giang mai lại không thể nuôi cấy trong các môi trường nhân tạo. Cách chẩn đoán tương đối chính xác là soi trên kính hiển vi bệnh phẩm lấy từ các (chancre), dịch âm đạo ở phụ nữ, dịch niệu đạo ở nam giới để tìm xoắn khuẩn giang mai .

 

Xét nghiệm khi có biểu hiện là xét nghiệm phản ứng RPR và TPHA.

 

Xét nghiệm RPR có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai, RPR được áp dụng với những người có các triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu kết quả RPR là âm tính (-) thì không bị giang mai, trường hợp RPR cho kết quả dương tính (+) thì có thể đã bị giang mai. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng tạo ra các kháng thể đặc biệt phản ứng với vi khuẩn giang mai, bởi vậy, xét nghiệm RPR không phải lúc nào cũng chính xác. Ở những người mắc giang mai giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giang mai kín có thể cho kết quả RPR(-). Xét nghiệm RPR này tương tự xét nghiệm VDRL

 

Xét nghiệm TPHA dùng để xác định có nhiễm bệnh Giang Mai hay không sau khi có kết quả RPR(+). Nếu TPHA (+) thì khả năng bị giang mai là rất cao. Nếu không có hành vi nguy cơ nào (quan hệ tình dục dùng , chưa quan hệ) nhưng xét nghiệm TPHA (+), thì nên làm thêm xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody – Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc, phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác.

 

Xét nghiệm RPR cũng được dùng để theo dõi trong quá trình điều trị giang mai. Lượng kháng thể trong xét nghiệm RPR sẽ giảm xuống khi việc điều trị có được hiệu quả tốt. Nếu lượng kháng thể gia tăng hay không giảm xuống thì có nghĩa là việc điều trị không mang lại hiệu quả hoặc nhiễm trùng dai dẳng.

 

giang mai, xét nghiệm giang mai, giang mai bẩm sinh, săng giang mai, xoắn khuẩn, giang mai thần kinh, quan hệ, bao cao su,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Ở các trường hợp giang mai thần kinh, cần phải làm xét nghiệm kháng thể xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy).

 

Có những trường hợp kết quả xét nghiệm là giả dương tính. Trong một vài trường hợp bệnh do miễn dịch, ung thư, hay do tuổi tác, có thể biểu hiện kết quả xét nghiệm là giả dương tính. Hoặc trường hợp do trạng thái sinh lý, hoặc thai phụ… Trường hợp này nên được chẩn đoán thận trọng, tham khảo thêm tư vấn bác sỹ.
 

– Người bệnh phải theo dõi động thái diễn biến bệnh. Trong thời gian mang thai. Mỗi tháng làm xét nghiệm một lần. Nếu 2 lần xét nghiệm ban đầu là dương tính, 2 tháng sau xét nghiệm đổi thành nghi dương tính, kiểm tra xét nghiệm lần cuối là âm tính thì có thể kết luận là âm tính.

– Đối với đứa trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh giang mai: Nếu kháng thể trẻ sơ sinh truyền từ người mẹ , nhưng không phải lây nhiễm, thì kết quả RPR trong cơ thể đứa bé là dương tính cũng chưa chắc có thể chẩn đoán đứa bé nhiễm virus giang mai. Nếu trường hợp trẻ có chỉ số RPR cao hơn mẹ, thậm chí cao hơn 4 lần, có thể chẩn đoán trẻ nhiễm virus Giang mai, lúc này có chỉ định điều trị.

 

Phòng bệnh

 

Có lối sống tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục với nhiều người, chung thủy một vợ, một chồng. Sử dụng bao cao su đúng cách trong những lần

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Phụ nữ cần điều trị khỏi bệnh trước khi mang thai. Trong thời kỳ mẹ đang bị không nên có con vì sẽ gây nên một số biến chứng cho thai nhi như sẩy thai, thai chết lưu, và một số dị tật bẩm sinh khác.

 

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần.

 

 

Giang mai là một bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục có tính chất nguy hiểm xếp thứ hai sau HIV. Bệnh có những triệu chứng ban đầu khó nhận biết nên việc phát hiện gặp nhiều khó khăn khi mới nhiễm bệnh, chính vì vậy việc làm các xét nghiệm khi có hành vi nguy cơ hay nghi ngờ bị bệnh là nên làm càng sớm càng tốt, xét nghiệm phát hiện bệnh sớm là cần thiết và bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Theo NTD

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Giang mai.

 

Theo NTD