Con em bị viêm tai giữa cứ điều trị khỏi một thời gian lại bị tái phát. Xin bác sĩ tư vấn giúp.
Do vậy, khi trẻ đã một lần mắc bệnh, thì sau đợt điều trị đã ổn định, cần cho trẻ tái khám định kỳ thường xuyên (4 – 6 tháng/lần), nhất là trẻ có giảm thính lực, chậm nói. Ở trẻ viêm tai giữa mạn tính, cần kiểm tra thính lực, cần chữa trị sớm những khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.
Để phòng bệnh viêm tai giữa xảy ra ở trẻ, cần tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Môi trường, yếu tố gây dị ứng (bụi bặm, khói thuốc lá…), cần vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, cần cho trẻ bú mẹ. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa.
Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Lê Minh