Đau vú khi mang thai và nuôi trẻ sơ sinh

0
150
Hiện tượng đau vú ở phụ nũ thường liên quan tới chuyện sinh nở, tuy không có gì đáng lo ngại nhưng cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Nguyên nhân

 

Vú có cấu tạo như một cái túi, thành bên trong là một lớp mỡ, bên ngoài là một lớp da mền. Vú chứa nhiều tuyến sữa cùng đổ vào một ống chính để thông ra ngoài qua đầu vú. Thành vú tiếp giáp với cơ ngực có lớp mỡ dày làm cho hai vú nổi lên cân đối ở hai bên.

 

Triệu chứng

 

Đau vú trong thời kỳ mang thai và cho con bú

 

Trong thời kỳ mang thai, prolactine là chất hormon được tiết ra từ tuyến yên của não kích thích làm cho vú căng phồng. Đôi khi hiện tượng căng này làm cho vú bị đau.

 

 

Sau khi sinh nở, sữa được tạo thành trong hai bầu vú được trẻ bú để hút ra. Nếu trẻ không chịu bú hoặc bú ít, vú sẽ bị đau vì căng sữa. Trong trường hợp này, người mẹ phải dùng tay vắt sữa hoặc dùng dụng cụ để vắt sữa ra. Việc làm này có thể làm cho vú đau, đầu vú bị đỏ và nóng. Cần lấy khăn sạch tẩm nước ấm hoặc rượu cồn để đắp lên đầu vú. Trong thời gian này không nên cho trẻ bú bên bị đau.

 

Chứng đau vú như trên cần phải chữa trị ngay cho thật khỏi, nếu không vú có thể bị sưng và có mủ (áp – xe vú), phải mổ và dùng thuốc kháng sinh, làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

 

Đầu vú bị nứt cũng gây đau, nhất là khi cho con bú. Cần rửa đầu vú bằng nước sạch và lau nhẹ nhàng. Ngưng cho bé bú bên đau hoặc cho bú ít một trong thời gian ngắn, rồi dùng dụng cụ hút sữa ra.

 

Đau vú ngoài thời kỳ mang thai và cho con bú

 

Vú có thể bị căng và đau khi người phụ nữ sắp tới ngày thấy kinh hoặc mỗi lần thay đổi thuốc ngừa thai.

 

Đôi khi, nắn vú có thể thấy những hạt cứng, to nhỏ khác nhau. Đó là những hạt mỡ nhỏ hoặc những cục u lành. Tuy thế, mỗi khi phát hiện thấy trong vú có những “cục” đáng nghi như vậy, cần phải tới bác sĩ ngay. Nhiều khi cần phải chụp X-quang hoặc siêu âm để phát hiện sớm bệnh ung thư vú.

 

 

Cần nhớ rằng phần lớn các loại u ác tính đều không đau, chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới phát hiện được. Mặt khác, mỗi người cũng cần phải biết cách tự kiểm tra vú của mình theo sự hướng dẫn của các bác sĩ phụ khoa.

 

Nếu có chất lỏng từ trong vú chảy ra khi người phụ nữ không mang thai, cần phải tới bác sĩ để được điều trị, vì:

 

-Trường hợp có chất lỏng màu trắng thì đó là sữa được tạo thành do tuyến yên tiết thừa chất prolactin.

 

-Trường hợp chất lỏng đặc sền sệt màu nâu hoặc hơi đỏ thì tuyến sữa có thể bị viêm. Tuy dễ khỏi nhưng cũng cần phải xét nghiệm kỹ để chắc chắn không phải là dấu hiệu của bệnh ung thư.

 

 

Đau vú khi mang thai và nuôi trẻ sơ sinh

 

Theo NTD