Sự phát triển của các tuyến sữa
– Khi có thai tuyến vú đạt được sự phát triển hoàn chỉnh, nhu mô tuyến vú tăng sinh, các nụ biểu mô biến đổi thành các tiểu thuỳ, tế bào trụ chế tiết được bao quanh bởi lớp tế bào cơ – biểu mô. Các ống dẫn sữa dài và phân nhánh, các mạch máu tăng sinh.
– Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đẻ vài ngày.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Cuối thời kỳ thai nghén, dưới ảnh hưởng của estrogen và progesteron, tuyến vú đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động. Trong khi có thai, tuyến vú chưa thực sự hoạt động vì progesteron ức chế prolactin, sự ức chế này xảy ra ngay tại tuyến yên và tuyến vú.
Cơ chế tiết sữa
Do prolactin:
– Khi bé bú mẹ thì động tác mút vú như một kích thích lên tuyến yên khiến tuyến này sản sinh ra một loại nội tiết là prolactin. Và chính nội tiết prolactin này kích thích hồi tác trở lại tuyến vú khiến các tuyến vú làm việc và sản xuất ra sữa. Do vậy, bé càng mút vú, sữa mẹ sẽ càng tạo nhiều.
– Nếu bà mẹ không cho bé bú hoặc bú ít thì vú sẽ giảm và ngưng tiết sữa.
– Khi bé không bú hết, lượng sữa tồn đọng trong vú sẽ là chất ức chế, ngăn cản sự tạo sữa.
– Prolactin được tiết ra nhiều về đêm.
Do oxytocin
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Oxytoxin cũng là một chất do tuyến yên tiết ra khi cho bé mút vú mẹ, làm cho sữa trong vú chảy ra khi bé bú mẹ.
– Khi mẹ cảm thấy hài lòng, thương yêu trẻ và tin tưởng sữa mình là tốt nhất cho trẻ, điều này giúp tăng tiết sữa.
– Nếu mẹ lo lắng hoặc nghi ngờ là mình không đủ sữa, sữa mẹ sẽ ngừng chảy.
Quy trình tạo sữa
– Sau khi sinh, vú mẹ tiết ra một ít sữa non có màu vàng nhạt và sánh. Sau đó, mẹ sẽ cảm thấy hai vú căng đầy, gọi là xuống sữa.
– Sự xuống sữa sẽ xảy ra nhanh nếu bé được cho bú ngay sau khi sinh. Thời gian tiếp theo, mẹ có cảm giác bầu vú ít căng hơn, nhưng sữa vẫn đang tiếp tục được sản xuất và đủ cho bé ít nhất từ 4 đến 6 tháng tuổi.
– Việc cho trẻ bú sớm còn giúp cho dạ con (tử cung) co hồi tốt và làm ngưng chảy máu sau khi sinh, trẻ bú sớm thì sữa xuống nhanh.
Cách duy trì nguồn sữa
Do cơ chế tiết sữa như vậy, nên các bà mẹ cần phải chú ý về cách cho trẻ bú, chế độ ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo đủ sữa có bé bú, các bà mẹ cần chú ý các điều sau:
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Mẹ phải duy trì giấc ngủ, ngủ đủ ( 8/10 tiếng mỗi ngày ).
– Ăn đủ bữa để duy trì dinh dưỡng, ăn nhiều bữa trong ngày và nên chọn thực phẩm nhiều protein, axit béo không no và canxi.Bên cạnh đó phải uống nhiều nước.
– Phải giữ một tinh thần thoải mái tránh những street, tận dụng những khoảng thời gian rảnh để giải trí: Nghe nhạc, đọc sách,…
– Cho con bú đúng cách và bú thường xuyên đây là một cách duy trì nguồn sữa mẹ, cần nhớ rằng cho con bú là một cách để kích thích tiết sữa nên càng cho bé bú nhiều, mẹ sẽ càng có nhiều sữa.
Sự tiết sữa được điều khiển và duy trì bởi 2 nội tiêt tố chính: Prolactin (giúp các tế bào tiết sữa) và Oxytocin (làm các tế bào cơ co thắt). Khi trẻ mút vú , xung động cảm giác thần kinh từ vú lên não , kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin , chất này vào máu đến vú làm các tế bào tiết ra sữa. Để duy trì nguồn sữa các bà mẹ sau khi sinh cần chú ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như cho trẻ bú đều để không ảnh hưởng đến các yếu tố kích thích tuyến sữa.
Theo NTD