Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai

0
37
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa khẩu phần ăn của mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ có cân nặng thấp dưới 2500g. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mẹ có chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc không hợp lý nhưng con vẫn khỏe mạnh, nhưng bản thân sức khỏe của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng.

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa khẩu phần ăn của mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ có cân nặng thấp dưới 2500g. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mẹ có chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc không hợp lý nhưng con vẫn khỏe mạnh, nhưng bản thân sức khỏe của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng.

 

Sự thay đổi về dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai:

 

Khi mang thai người phụ nữ có những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng trên hầu hết các cơ quan như: nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng tăng, chuyển hóa giảm, sự hấp thụ ở ruột tăng và có thể khó chịu như chán ăn buồn nôn ợ nóng…do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

 

Mối liên quan giữa dinh dưỡng và tăng cân :

 

– Sự thay đổi dinh dưỡng ít nhiều đều có liên quan đến sự tăng cân của các bà bầu. Sự tăng cân có thể đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của thai phụ.

 

– Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 10 đến 12kg. Như vậy tăng cân đủ là một yếu tố giúp xác định thay kỳ khỏe mạnh.

 

– Nếu trong 6 tháng cuối mà mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít. Tăng cân ít thường gặp ở các thai kỳ có bệnh lý hoặc dinh dưỡng kém

 

Tăng cân đánh giá được tình trạng dinh dưỡng( nguồn internet)

 

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ trong quá trình mang thai:

 

Năng lượng: Mỗi ngày, một thai phụ cần được cung cấp thêm 350 Kcalo so với lúc không mang thai để có thể tạo nên một trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3kg đến 3,4kg và phục vụ cho các chuyển hóa trong cơ thể của thai phụ.

Chất đạm : Nguồn đạm tốt cho thai phụ có trong hầu hết các thực phẩm dùng hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, phó mát, ngũ cốc và các loại đậu v.v…

 

Chất sắt: Sắt là vi chất duy nhất được tổ chức Y tế thế giới khuyên nên bổ sung cho phụ nữ mang thai, mỗi ngày cần bổ sung từ  30 – 60mg sắt.

 

Các thực phẩm giàu sắt bao gồm: Các loại thịt, huyết, trứng, gan, tim, các loại rau lá có màu xanh đậm. Sắt có trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn sắt có trong thức ăn thực vật.

 

Nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai( ảnh minh họa – nguồn internet)

 

Axit folic: Có vai trò quan trọng trong việc phân chia các tế bào: chúng tham gia trong quá trình tạo ra tế bào hồng cầu và giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thiện ống thần kinh của thai nhi.  Thực phẩm có chứa nhiều axit folic là thịt bò, gan, giá sống, rau xanh, củ cải, bông cải, đậu nành v.v…

 

Những nhóm thực phẩm thiết yếu liên quan đến sự phát triển của thai nhi:

 

Chất đạm và chất béo: Đây là những chất cần thiết cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ.

 

Nhóm chất khoáng: Canxi, sắt, kẽm…Các chất khoáng và vi khoáng là chất với hàm lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, hình thành và hoàn thiện các bộ phận của thai nhi.

 

Các vitamin : Nguồn chất chuyển hóa của bào thai bị thiếu hụt, quá trình sinh trưởng, phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Ảnh minh họa: nguồn internet

 

Hậu quả của dinh dưỡng không hợp lý

 

Thai kỳ tăng cân ít: Nếu thai kỳ tăng cân ít thì thai sẽ chậm tăng trưởng trong tử cung và tỷ lệ tử vong sau sinh cao. Nó có thể gây ra những vấn đề trong thai kỳ như suy dinh dưỡng, thiểu ối hoặc trẻ chậm phát triển trí tuệ sau sinh.

 

Thai kỳ tăng cân nhiều: Tăng cân quá nhiều khi mang thai sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bị béo phì sau khi sinh và cân nặng của trẻ sơ sinh cao (trên 4 kg), có thể dẫn đến những khó khăn trong khi sinh như: Chuyển dạ kéo dài, khó sinh do vai, sinh mổ, chấn thương khi sinh, ngạt.

 

Khi mẹ tăng cân quá nhiều kèm với cân nặng của trẻ sơ sinh quá lớn thì cần tầm soát tiểu đường thai nghén.

 

 

Có ý kiến cho rằng phụ nữ mang thai có thể ăn bất kỳ thứ gì mà họ thích, ăn càng nhiều càng tốt. Thực tế là số lượng không quan trọng bằng chất lượng. Thời gian mang thai cần phải thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Nếu không ăn đủ và đúng, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thừa cân mà vẫn không đảm bảo cho sự phát triển tối ưu cho thai nhi. Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của người mẹ có vai trò then chốt để sinh ra những trẻ sơ sinh mạnh khoẻ và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của chúng sau này.

Theo NTD

Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai

 

Theo NTD