Những điều nên biết và nên tránh trong suốt thai kỳ.

0
33
Phần này trình bày mọi diễn biến của quá trình theo từng tháng; sự phát triển của thai nhi từ lúc thụ thai đến những ngày cuối còn nằm trong bụng mẹ; các biến đổi của bạn về cơ thể, tâm sinh lý, những giải đáp thắc mắc và lời khuyên hữu ích cho từng thời kỳ, giải tỏa những lo lắng giúp bạn vượt qua mọi khó khăn trong thời gian mang thai.

 

 Phần này trình bày  mọi diễn biến của quá trình theo từng tháng; sự phát triển của thai nhi từ lúc thụ thai đến những ngày cuối còn nằm trong bụng mẹ; các biến đổi của bạn về cơ thể, tâm sinh lý, những giải đáp thắc mắc và lời khuyên hữu ích cho từng thời kỳ, giải tỏa những lo lắng giúp bạn vượt qua mọi khó khăn trong thời gian mang thai. Không có quá trình nào hoàn toàn giống nhau nên bạn đừng lo lắng nếu diễn biến trong thai kỳ của bạn không đúng thời điểm như được nêu ở đây, chẳng hạn như sự lên cân. Ngày nay các tổ chức y tế địa phương hay hội phụ nữ thường mở các lớp học ngắn hạn thường kỳ hay theo đợt về việc sinh con hay nuôi dạy con. Bạn nên tham gia các lớp học đó để giúp bạn tự tin hơn và cũng  để cơ sở y tế địa phương bạn hiểu rõ các diễn biến trong thai kỳ của bạn hơn, và xử lý kịp thời với những  trường hợp ngoại lệ. Theo cách tính lịch ở đây thì ngày 1 của thai kỳ là ngày đầu tiên của kỳ hành kinh cuối của bạn. Vì thế hai tuần sau khi thụ thai tứ là bạn đã có thai được 4 tuần.

 

http://i1018.photobucket.com/albums/af303/khonggiantinhyeu102013/Kien%20Thuc/bagraveb1EA7necircntraacutenh1_zpsed65efe0.jpg

 

Có thai

 

Nếu bạn có ý định có con, hãy xếp lại nếp sinh hoạt của mình xem có gì có thể ảnh hưởng xấu đến việc thụ thai và thai nhi không? Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tất cả các cơ quan quan trọng của thai nhi được hình thành; thời gian này thai nhi rất dễ bị tổn thương. Một khi đã thụ thai chắc hẳn bạn sẽ biết hoặc nghi  là mình có thai do một vài dấu hiệu như căng hai bầu vú hoặc cảm thấy khó chịu. Hầu hết các dấu hiệu này là do sự gia tăng  các hormone gây ra trong các tuần lễ đầu tiên, khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi. Những cảm giác khó chịu này thường được gọi là “ốm nghén”, nó sẽ bớt đi hoặc thậm chí hoàn toàn biến mất vào khoảng tuần lễ thứ 12.

 

 Những dấu hiệu sớm của thời kỳ thai nghén

 

 Có một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đã có thai. Thoạt tiên, có thể bạn không để ý đến bất kỳ một hiện tượng nào, nhưng rồi theo bản năng, bạn sẽ  biết là mình “mang bầu” bởi lẽ bạn “cảm thấy” khác  lạ.

 

Dấu hiệu mất kinh

 

Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn thường lên xuống bất thường, hoặc bạn lo lắng, làm việc quá sức cũng có thể làm bạn “tạm” mất kinh (thực sự là trễ). Do vậy dấu hiệu này có thể không phải là một cơ sở dáng tin cậy. Cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã có thai.

 

http://i1018.photobucket.com/albums/af303/khonggiantinhyeu102013/Kien%20Thuc/bagraveb1EA7necircntraacutenh2_zpse68d31ff.jpg

 

– Vú nở căng, đôi khi có cảm giác rần rần như kiến bò.

– Cảm thấy vị tanh trong miệng.

– Mệt mỏi, cảm giác này không những xảy ra vào buổi chiều mà còn cả ban ngày nữa.

– Cảm thấy yếu ớt, hay chóng mặt.

– Gia tăng lượng dịch âm đạo.

– Nôn ọe: dấu hiệu này xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày.

 – Có cảm giác buồn nôn khi thấy hay ngửi một số thứ như: rượu, café, thuốc lá, cá…… và thèm ăn đồ chua….

– Cảm thấy hay xúc động một cách bất thường do lượng hormone biến đổi.

– Hay buồn tiểu.

 

 Xác định sự mang thai

 

Hãy xác định xem mình có thai hay không, càng sớm càng tốt. Bác sĩ hoặc thầy thuốc gia đình của bạn có thể xét nghiệm mẫu nước tiểu. Khoảng hai tuần sau khi bạn mất kinh, một kích thích tố (hormone) sẽ xuất hiện trong nước tiểu của bạn và điều này xác nhận sự có thai.

 

Có một phương pháo bạn tự thử

 

 Muốn biết bạn có thai hay không người ta dùng một dung môi để thử nước tiểu. Tuy nhiên phương pháp thử này không phải lúc nào cũng cho kết quả đúng. Khi bạn đã trễ kinh hai kỳ kinh, bác sĩ  chuyên khoa có thể khám âm hộ để xác định bạn có thai hay không.

 

 Tính toán ngày sinh

 

 Thời gian có thai là ngày kể từ lúc thụ thai cho đến lúc sinh. Thông thường,  chu kỳ của bạn là 28 ngày: thời gian dễ thụ thai nhất là lúc bạn rụng trứng, đó là khoảng thời gian trước kỳ  kinh kế tiếp 14 ngày. Do đó bạn sẽ tính thai kỳ của mình là 280 ngày kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.Thời gian thai kỳ trung bình là 40 tuần, tuy nhiên thực tế thường trong khoảng 38 đến 42 tuần.

 

 Những điều cần kiêng cữ

 

Trong thời gian bạn mang thai bạn không nên uống rượu, hút thuốc  hay dùng bất cứ loại thuốc nào không có sự đồng ý của bác sĩ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng  đầu tiên khi các cơ quan của thai nhi chưa hình thành.

 

http://i1018.photobucket.com/albums/af303/khonggiantinhyeu102013/Kien%20Thuc/bagraveb1EA7necircntraacutenh4_zpsfdd3ba22.jpg

 

Hút thuốc

 

Hút thuốc sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Do đó hút thuốc có thể làm cho thau nhi dễ bị chết lưu, sảy thai, quái thai hay bé bị thiếu cân hoặc tử vong lúc  sinh ra… Bạn càng hút thuốc nhiều  thì nguy cơ cho con bạn càng tăng. Các bác sĩ cho rằng khói thụ động (khói của người khác hút) có thể là yếu tố gây ra “đột tử trong nôi” cho trẻ em. Do đó nếu chồng bạn hút thuốc, hãy động viên anh ấy bỏ hút hoặc không hút khi có bạn bên cạnh. Nếu nơi bạn làm việc có nhiều người hút thuốc,  bạn nên đề nghị được thay đổi môi trường làm việc hay đề nghị đồng nghiệp không hút thuốc lá khi có bạn trong phòng để bảo vệ tối đa con của bạn không hít phải khói thuốc của người khác hút.

 

Rượu

 

Nghiện rượu khi đang mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của em bé. Không ai biết được giới hạn của sự an toàn của việc uống rượu. Vì thế tốt nhất bạn đừng uống rượu trong lúc mang thai . Dù sao cũng đừng uống nhiều hơn hai đơn vị một hay hai lần một tuần (một đơn vị rượu tương đương với một ly  rượu nhỏ hay một chai bia).  Tránh uống rượu mạnh.

 

 Thuốc men

 

Nhiều thứ thuốc có thể gây hại hoặc có những ảnh hưởng không tốt lên đứa bé vì thế bạn nên tránh dùng thuốc trong khi mang thai. Cho dù  chì là loại thuốc điều trị thông thường như Aspirin, trừ khi bạn được bác sĩ kê đơn thuốc và người ta biết rõ là bạn đang mang thai. Nếu bạn phải điều trị bệnh nào đó, ví dụ bệnh tiểu đường, bác sĩ điều trị của bạn sẽ điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

 

 Các nguy cơ khác

 

Phân chó, phân méo và thịt sống có thể chứa một loại ký sinh trùng có tên là Toxoplasma có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến thai nhi. Tránh đổ phân chó, mèo (nếu bạn bắt buộc phải làm công việc đó , bạn nên đeo găng tay và rửa sạch tay sau đó). Đeo găng tay khi làm vườn. Rửa tay kỹ sau khi  làm thịt sống.

 

Những điều nên biết và nên tránh trong suốt thai kỳ.

 

Theo NTD