Triệu chứng
Triệu trứng của chửa ngoài tử cung có liên quan đến vị trí trứng đã được thụ tinh bám vào. Nhìn chung có những triệu chứng chủ yếu sau:
– Tắt kinh: Đây là biểu hiện thông thường của việc mang thai lúc ban đầu, có lúc còn cảm thấy buồn nôn, nôn. Có người sau khi tắt kinh còn bị ra máu thất thường, máu thường màu đỏ tươi.
– Đau bụng:Phầnlớn sau khi tắt kinh bèn cảm thấy một bên bụng dưới bị cương đau âm ỉ. Nếu ống dẫn trứng bị vỡ, rách thì đột nhiên cảm thấy bụng đau như dao cắt. Nếu do ống dẫn trứng bị vỡ rách ra hoặc bị sảy thai, máu sẽ chảy vào ổ bụng, kích thích bàng quang hoặc trực tràng, có thể gây đi tiểu tiện liên tục và muốn đi đại tiện.
Khi máu chảy đến phần bụng trên sẽ kích thích dạ dày gây đau dạ dày, kích thích cơ hoành cách sẽ gây đau xương bả vai theo phản xạ. Thường do đau bụng mà bệnh nhân đột nhiên cáu bẳn, còn kèm theo cả đau đầu, hoa mắt, sắc mặt trắng bệch, mồ hôi trộm ra đầm đìa, khi nặng còn bị hôn mê.
Hình ảnh thai ngoài tử cung. Nguồn Internet
Loại đau bụng này không những sợ bị ấn tay vào mà ngay cả thở cũng phải kiềm chế trong lồng ngực, không dám thở động đến bụng sợ bị đau. Nếu ra máu quá nhiều thì sẽ bị choáng.
Khi thấy có các triệu chứng này, nếu đã từng có tiền sử bị viêm khoang chậu mạn tính hoặc khó có thai thì có nhiều khả năng là bị chửa ngoài tử cung.
Việc chẩn đoán thai ngoài tử cung không khó, chỉ cần đi khám thai đúng kỳ hạn. Khi mang thai thấy đau bụng hoặc ra máu bất thường cần đi khám bác sỹ ngay.
Điều trị
Tuỳ vào tình trạng khối chửa (chưa vỡ, rỉ máu, vỡ khối chửa), vị trí bám của khối chửa (trong vòi trứng, trong khoang bụng), tuổi của khối chửa (thời gian trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử cho tới khi được phát hiện) mà có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ người mẹ và có thể được điều trị theo những biện pháp khác nhau.
Bên cạnh phương pháp phẫu thuật mở như bình thường thì phẫu thuật nội soi là một phương pháp thay thế với tỷ lệ sinh sản tốt sau khi điều trị. Trong một số trường hợp nội soi vì chửa ngoài tử cung nhưng phải chuyển sang phẫu thuật mở vì các lý do: chửa kẽ tử cung, dính nhiều, huyết tụ thành nang
Hình ảnh chửa ngoài tử cung vỡ. Nguồn Internet
Lưu ý rằng việc phát hiện sớm chửa ngoài tử cung sẽ giúp áp dụng các phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn và không cần phẫu thuật.
Cách phòng ngừa
Muốn ngăn chặn tình trạng chửa ngoài tử cung, điều chủ chốt nhất là phải tích cực điều trị bệnh viêm khoang chậu và chứng viêm ống dẫn trứng; cần chú ý giữ gìn vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, sau khi đẻ, trong thời kỳ cho con bú, làm tốt sinh đẻ có kế hoạch, giảm số lần phẫu thuật vì thai; chống viêm nhiễm sau khi đẻ và sau khi sảy thai.
Đặc biệt chị em phụ nữ cần lưu ý là khi đã được điều trị chửa ngoài tử cung và muốn có thai trở lại, cần phải đợi ít nhất là một năm để các chức năng sinh sản ổn định trở lại. Khi có thai cần phải đi khám thai định kỳ và cần được sự theo dõi của bác sỹ.
Chửa ngoài tử cung là một cấp cứu sản khoa, chính vì vậy các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo chị em phụ nữ cần kiểm tra thai lần đầu tiên là sau khi chậm kinh để xem thai đã về đúng vị trí hay chưa. Nếu nghi ngờ chửa ngoài tử cung thì thai phụ sẽ được chuyển ngay vào viện để theo dõi và làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Chửa ngoài tử cung và những điều cần biết.
Theo NTD