Mẹ chồng tôi ra”sắc lệnh”: nghiêm cấm việc tắm cho Bống. Từ đó đến nay đã gần 1 tháng, con tôi không được tắm.
Tôi năm nay 26 tuổi, bé Bống là con gái đầu lòng của chúng tôi. Cháu chào đời tháng 4/2014 vừa qua. Tôi sinh bé bằng phương pháp sinh mổ khi thai nhi được 36 tuần. Dù bé chào đời nặng 3,4 kg và bác sĩ nói 36 tuần là đủ an toàn nhưng Bống vẫn bị mang tiếng là sinh non, thiếu tháng, yếu.
Và quả thật, tôi không dám giấu, bé cũng hay khóc đêm và khịt khịt ở mũi. Tôi đưa bé đi khám nhiều nơi, bác sĩ chỉ bảo bé bị viêm VA, bệnh không quan trọng, chỉ cần chịu khó nhỏ nước muối sinh lý là ổn.
Con tôi chào đời lúc 36 tuần tuổi nên bị mang tiếng là sinh non, thiếu tháng. Ảnh minh họa |
Thế nhưng, từ 1 tuần tuổi đến giờ, Bống con tôi mới chỉ được tắm hai lần. Sau khi chào đời, được các y tá ở viện tắm thì cháu rất ngoan và khỏe mạnh nhưng từ hôm về nhà, mỗi lần tắm, cháu hay khóc, tím tái người. Mẹ chồng tôi đã mắng chúng tôi vì cho rằng, bé chưa khỏe để sẵn sàng cho việc tắm. Tôi thì khăng khăng, việc bé quấy khóc không phải do tắm. Nhưng đến vài hôm sau, khi cả nhà tắm cho bé và có cẩn thận dùng quạt sưởi ấm, bé vẫn khóc to và tím người lại.
Tôi lo sợ do mọi người không biết tắm khiến cháu sợ nước. Nhưng mẹ chồng tôi quả quyết: “mẹ tắm cho cả chục đứa cháu,có đứa nào bị làm sao đâu”. Hai lần tắm đó, con tôi đều khóc hàng tiếng đồng hồ. Đêm cháu ngủ lại hay giật mình.
Khác với trẻ nhỏ, con tôi rất sợ tắm |
Mẹ chồng tôi thấy thế bèn ra”sắc lệnh”: nghiêm cấm việc tắm cho Bống. Từ đó đến nay đã gần 1 tháng, con tôi không được tắm. Hàng ngày, bà nội chỉ lấy chút nước chè ấm lau qua bụng, lưng và phần cơ quan sinh dục của cháu. Bé nhà tôi đóng bỉm suốt nên cháu bị hăm. Mẹ tôi vẫn không cho tắm sạch để bôi thuốc.
Hàng ngày, bà cứ lấy cả ca nước chè xanh to, bà xúc miệng rồi nhổ thẳng vào vùng bẹn của cháu để chữa hăm nhưng tôi thấy chẳng có tiến triển là mấy. Tôi nhiều lần xin mẹ chồng cho cháu tắm trong nước để sạch gây nhưng không được sự đồng ý.
Khi chào đời, bé không có “cứt trâu” trên đầu, vậy mà đến nay, “cứt trâu” dày đặc quanh đầu con tôi. Tóc cháu lại nhiều mồ hôi trộm, khiến vùng đầu rất hôi. Tôi bảo bà tắm, gội cho cháu, bà kiên quyết không đồng ý. Mẹ chồng tôi chỉ lấy tý khăn ướt lau đầu cho bé.
Hai lần tắm đó, con tôi đều khóc hàng tiếng đồng hồ. Đêm cháu ngủ lại hay giật mình. Ảnh minh họa |
Mỗi lần ai đến thăm, mọi người đều bảo đầu Bống nhiều “cứt trâu”. Mọi người tha hồ bày cách tắm, gội cho hết nhưng mẹ tôi vẫn bảo thủ giữ quan điểm của mình.
Tôi lên mạng tìm hiểu các thông tin, bác sĩ bảo phải tắm ngày/ lần để bớt gây và sạch da cáy. Tôi đọc cho mẹ chồng nghe, mẹ tôi lại lấy ví dụ: “cái thằng H., ngày xưa đẻ ra khỏe mạnh lắm. Chỉ vì tắm một lần, chạy vào phổi giờ thành ra ngớ ngẩn như thế. Tốt nhất nhà mình không tắm cho an toàn. Không ai chết vì bẩn cả”.
Chỉ vì chuyện tắm cho bé, tôi với mẹ chồng rất hay cãi cọ nhau. Chồng tôi vì bênh mẹ nên cũng bảo: “bà đẻ ra anh, bà phải biết chăm con tốt hơn em chứ!”. Tôi nghe chồng mình nói thế, còn biết làm thế nào?
Tôi bèn bàn với chồng: “Mình không biết tắm cho bé, hay thuê y tá về tắm?” Nhưng mẹ chồng tôi chỉ vừa nghe được ý kiến đó đã gạt ngay đi. Bà cứ bảo để từ từ rồi tắm.
Hai hôm nay, bé nhà tôi nóng sốt. Mỗi lần con hạ sốt là người bé toát mồ hôi. Nhìn con, tôi thương bé lắm. Da của con tôi vẫn còn những nốt vảy tróc từ sau sinh. Mọi người thường bảo đó là da cáy.
Tôi phải làm gì trong tình trạng này đây? Sao các bé khác đều rất thích tắm mà mỗi lần xuống nước con tôi lại khóc và tím tái người như vậy? Liệu cháu có bị sao không? Mà nếu cứ không tắm cho bé thế này, tôi cũng không yên tâm chút nào. Lòng tôi đang như có lửa đốt bên trong, mong các chị có con nhỏ chia sẻ kinh nghiệm cho tôi với
phunutoday