Thực hư nằm đệm điện con kém ‘khôn’

0
34

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà, mẹ bầu không nên nằm đệm điện trong 3 tháng đầu.

Độc giả Hoàng Mai (Lào Cai) chia sẻ: “Bầu
bí em mệt mỏi lại đi làm cả ngày nên tối về, cứ ăn cơm, tắm rửa xong là
em lên giường. Một đêm chắc em phải làm bạn với chiếc giường đến 10
tiếng. Hôm qua cô em chồng đến chơi, cứ xuýt xoa kêu lạnh. Em bảo cô ấy
mua đệm điện mà dùng, thích lắm, chẳng cảm thấy cái lạnh mùa đông. Cô ấy
ngạc nhiêu hỏi em: “Thế chị nằm đệm điện à?” Sau khi thấy em trả lời:
“Ừ!”, em chồng nói: “Sao chị dốt thế, chị không biết là bà bầu không
được nằm đệm điện à?”


Tuy nhiên, em chồng của độc giả Hoàng Mai lại phân tích rõ: “Theo
như lời em chồng em thì đệm điện sẽ sản sinh ra điện từ trường. Điện từ
trường này có thể cản trở sự phân bào của thai nhi. Khi tế bào của thai
nhi phân chia nhanh chóng, chịu sự cản trở bởi điện từ trường của đệm
điện thì quá trình phân chia bình thường của nó sẽ nảy sinh những thay
đổi khác thường. Tế bào xương của thai nhi rất nhạy cảm với điện từ
trường. Do đó thai nhi có thể bị khiếm khuyết dẫn đến dị hình. Nhiệt độ
của đệm điện càng cao thì ảnh hưởng của điện từ trường đến thai nhi càng
lớn. Không chỉ có thế, nhiệt của đệm điện còn ảnh hưởng đến não thai
nhi”

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ
Bệnh viện Từ Dũ, hiện làm việc tại phòng khám, sản phụ khoa Song Hà) cho
biết, ngày nay việc sử dụng đệm điện để sưởi ấm khá phổ biến không chỉ
tại Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới trong những ngày đông lạnh
giá. Tuy nhiên đối với những người mang thai thì việc sử dụng đệm điện
có nên hay không cũng có nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau.

“Sử dụng nệm điện tuy tốt và cần thiết để sưởi ấm. Nhưng về
nguyên tắc, khi có dòng điện chạy trong dây dẫn sẽ phát sinh một điện từ
trường. Nguyên nhân là do đệm được bố trí dây điện trở phát nhiệt đều
khắp diện tích bề mặt, khi nối với nguồn điện, dây điện trở phát nhiệt
và làm đệm ấm lên.Cường độ của điện từ trường này phụ thuộc vào điện áp
và cường độ dòng điện chạy trong đệm. 

Trên thực tế thì điện từ trường do đệm tạo ra là rất nhỏ không
ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng. Nhưng theo một số nghiên cứu cho
rằng điện từ trường mạnh có thể cản trở sự phân bào của thai nhi. Khi
mang thai trong quá trình phát triển, tế bào của thai nhi phân chia để
hoàn thiện các bộ phận trong cơ thể và lớn lên, điện từ trường có thể
tác động lên quá trình phân bào ảnh hưởng đến sự phát triển của thai
nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu khi hệ thần kinh thai nhi đang phát
triển sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của bé sau này hoặc gây tình trạng
sảy thai”,
bác sĩ Song Hà khuyến cáo.

Thực hư nằm đệm điện con kém 'khôn' - 1

Bà bầu không nên nằm đệm điện trong 3 tháng đầu. (ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Song Hà, do chưa có nghiên cứu cụ thể và kết luận rõ
ràng, nên việc sử dụng đệm điện hay không tùy thuộc vào quan điểm của bà
bầu. “Theo tôi thì tốt nhất bà bầu không nên sử dụng trong thời kỳ
đầu mang thai. Nếu chị em sợ ảnh hưởng của đệm điện đối với thai, bạn có
thể sử dụng các biện pháp sưởi khác ví dụ lò sưởi, chườm đá nóng, túi
nước nóng… hoặc nếu muốn sử dụng đệm điện bạn có thể cắm điện cho nóng
đệm trước khi đi ngủ rồi rút điện ra trước khi nằm vào”,
bác sĩ Song Hà chỉ rõ.

Mặt khác, khi sử dụng các thiết bị có liên quan đến điện trong mùa
đông cũng như bất cứ mùa nào trong năm cần đảm bảo độ an toàn tránh để
xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Để hỗ trợ sự thông minh cho trẻ từ khi sinh ra, bác sĩ Song Hà cho rằng: “Như
ta đã biết các chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ chỉ có tác dụng hỗ trợ
cho cơ thể để giúp trẻ phát triển các bộ phận  cơ thể trong đó có não
bộ. Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố:
di truyền của gia đình, chế độ dinh dưỡng  tốt và sự rèn luyện của bản
thân, chế độ đào tạo và môi trường học tập, môi trường sống xung
quanh…”

Muốn hỗ trợ cho trí thông minh của con, trước và trong thời kỳ mang
thai, thời gian cho con bú người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất
quan trọng để phát triển não tốt như đạm,i-ốt, sắt, acid folic, các acid
béo chưa no (DHA, ARA) có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm,
cua, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả chín.

Trước khi mang thai: Muốn có  những đứa con khỏe mạnh thông
minh các bà mẹ phải chuẩn bị trước khi mang thai khoảng 3 tháng như ăn
uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung viên sắt, vitamin, chích ngừa
cảm cúm, chích ngừa  rubella… khám tổng quát trước khi mang thai. Khi
đã mang thai thì nên khám thai định kỳ thường xuyên và làm các xét
nghiệm tầm soát dị tật của thai theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên
khoa.

Khi mang thai: Khi mang thai mẹ nên ăn nhiều cá, nhất là các
loại cá biển, nhiều nghiên cứu cho thấy khi có thai bà mẹ ăn cá thường
xuyên sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn so với các bà mẹ không ăn cá
trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh stress tối đa vì
stress dễ gây sảy thai, sinh non, không tốt cho sự phát triển bé và tinh
thần của mẹ.

Sau sinh: Sau khi sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ là tốt
nhất, sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ phòng chống được bệnh tật và
tăng tình cảm mẹ con giúp trí não bé phát triển tốt hơn, cho trẻ ăn bổ
sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não,
kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt bạn sẽ có những  em bé
thông minh và khỏe mạnh.

Cách chăm sóc bà bầu mùa đông

– Giữ ấm phòng ngủ bằng cách sử dụng lò sưởi, chườm đá nóng, túi
nước nóng …hoặc nếu muốn sử dụng nệm điện bạn có thể cắm điện cho nóng
nệm trước khi đi ngủ rồi rút điện ra trước khi nằm vào.

– Phòng ngủ phải  được bố trí sao cho kín gió tránh gió lùa.

– Ngoài việc mặc áo ấm, bạn nên quấn khăn giữ ấm cổ họng, và mang
vớ giữ ấm lòng bàn chân để tránh viêm nhiễm đường hô hấp và thấp khớp…

– Nên uống nước nhiều ấm, ăn đồ ăn nóng dễ tiêu.

– Ăn nhiều trái cây, tăng cường bổ sung trái cây chứa nhiều
vitamin C như cam chanh, bưởi… giúp tăng sức đề kháng phòng tránh cảm
cúm.

– Tắm rửa hay rửa chén nên sử dụng nước ấm.

– Khi nấu ăn bạn có thể sử dụng một số gia vị có tính ấm như hành,
tỏi, gừng, quế… gia vị này có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích tiêu
hóa

– Tập thể dục nhẹ nhàng hay Yoga không chỉ tốt cho hệ xương khớp
mà  còn giúp làm ấm cơ thể tăng sức đề  kháng ngăn ngừa bệnh tật.

Cách tăng sức đề kháng cho mẹ bầu mùa đông

– Nên uống nhiều nước ấm, ăn đồ ăn nóng dễ tiêu.

– Ăn nhiều trái cây, tăng cường bổ sung trái cây chứa nhiều
vitamin C như cam chanh, bưởi… giúp tăng sức đề kháng phòng tránh cảm
cúm.

– Tắm rửa hay rửa chén nên sử dụng nước ấm.

– Khi nấu ăn bạn có thể sử dụng một số gia vị có tính ấm như hành,
tỏi, gừng, quế… gia vị này có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích tiêu
hóa

– Tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ tốt cho hệ xương khớp mà  còn giúp làm ấm cơ thể tăng sức đề  kháng ngăn ngừa bệnh tật.

Anh Minh (Khampha.vn)

Thực hư nằm đệm điện con kém ‘khôn’