Trong chăm sóc thai nhi, âm nhạc được coi là dưỡng chất vàng; bé sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần nếu được nghe nhạc đúng cách từ khi còn trong bụng mẹ.
Khi chăm sóc thai nhi cần lưu ý, từ tuần tuổi thứ 8, thai nhi đã “nghe” được nhịp đập trái tim mẹ. Đến gần giữa thai kỳ, bé đã có thể phản ứng lại với âm thanh từ bên ngoài. Âm nhạc chính là thứ ngôn ngữ không biên giới giúp cha mẹ giao tiếp với bé. Không chỉ thế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của âm nhạc trong việc kích thích trí thông minh của trẻ. Thai nhi trong bụng mẹ có thể chưa hiểu được lời nói, nhưng có thể lắng nghe âm thanh và nhận biết tiết tấu, vì thế, nhạc cổ điển (nhạc giao hưởng) êm ái, nhẹ nhàng, với cấu trúc âm thanh hoàn hảo, logic cao sẽ giúp thai nhi cảm thấy bình yên và phát triển trí não tốt hơn.
Cách mẹ lựa chọn và “thưởng thức” các bản nhạc là điều quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của con. Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ và bé nghe nhạc hiệu quả hơn.
Từ tuần tuổi thứ 8, thai nhi đã “nghe” được nhịp đập trái tim mẹ
1. Khi tâm trạng không tốt (buồn bực, mệt mỏi, tức giận, khi mới ngủ dậy…): Mẹ bầu nên nghe các bản nhạc “From the New World” – bản giao hưởng thứ 9 của Antonin Dvorak, “Vũ khúc chim quyên” của Johan Emanuel Jonasson, “Tales from the Vienna Woods” của Johann Strauss, hoặc bản “Secret garden” của Ludwig van Beethoven… Đây là những bản nhạc trong sáng, tươi mới với tiết tấu chậm rãi, bình yên giúp bạn giải tỏa căng thẳng, vượt qua cơn mệt mỏi và phấn chấn trở lại. Hãy lưu ý điều này trong quá trình chăm sóc thai nhi các mẹ nhé.
2. Khi vui vẻ, hạnh phúc: Để giúp bé cảm nhận được rõ ràng hơn niềm vui và sự hưng phấn của mẹ cũng như sự tươi đẹp của cuộc sống, mẹ bầu có thể chọn nghe bản “Kinderszenen” của Robert Schumann, bản “Radetzky March” của Johann Strauss. Chúng sẽ giúp bé cảm nhận được một sức sống mãnh liệt qua tiết tấu sôi động và rộn ràng. Bản giao hưởng violin “The four seasons” của Antonio Vivaldi là “bài học” tuyệt vời cho bé về thiên nhiên tươi đẹp và trong lành. Bản nhạc “Peer gynt” của Edvard Grieg trong liên khúc “In the hall of the mountain king” sẽ giúp thai nhi có những cảm nhận hoàn hảo về cường độ âm thanh và tiết tấu.
Cách mẹ lựa chọn và “thưởng thức” các bản nhạc là điều quan trọng
3. Khi vận động (nói chuyện cùng bé, tập thể thao, đi dạo…): Đây là lúc mẹ và bé cùng nhau tương tác và giao tiếp. Những bản nhạc cùng thể loại với “Brahms’ Lullaby” của Johannes Brahms giống như lời thủ thỉ đầy cảm xúc giúp bé cảm nhận và ghi nhớ tình yêu thương vô bờ của mẹ. Còn bản “Peter and the wolf” của Sergey Prokofiev mang lại sự mạnh mẽ, khỏe khoắn cho tâm hồn mẹ và bé…
Từ 3 tháng cuối thai kỳ, não bộ của bé đã có một quá trình phát triển không ngừng để đạt đến 100 tỷ tế bào thần kinh. Có thời điểm, não thai nhi phát triển với tốc độ hơn 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút. Vì vậy, “chăm sóc” quá trình phát triển trí não của trẻ trong giai đoạn mang thai rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho thai phụ:
Âm nhạc chính là thứ ngôn ngữ không biên giới giúp cha mẹ giao tiếp với bé
– Mỗi ngày mẹ nên dành khoảng một tiếng đồng hồ để nghe nhạc cùng con. Mẹ nên lựa chọn tư thế thoải mái nhất để hưởng thụ âm nhạc.
– Không nên áp tai nghe (headphone) vào bụng khi để volume to. Một bản nhạc mở to với độ lớn của âm thanh trên 120dB sẽ gây nguy hiểm cho tế bào thần kinh thính giác của thai.
– Không nên cố nghe những bản nhạc mà mẹ không yêu thích. Vì chỉ khi nghe những bản nhạc yêu thích, thì bản thân các tế bào não của mẹ mới tăng tiết Endomorphin lưu hành trong máu (một hoóc môn nội sinh duy trì sự hưng phấn thần kinh giúp tế bào não tăng phát triển và biệt hóa tốt hơn), nguồn máu này qua rau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi, giúp cho tế bào thần kinh của thai nhi phát triển. Đây là lưu ý cuối cùng trong vấn đề chăm sóc thai nhi này.
Linh Lan