Dinh dưỡng chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu

0
79

Để chăm sóc thai nhi tốt nhất trong 3 tháng đầu, bà bầu cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ, quả…

3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình
mang thai, đây là giai đoạn các tế bào phân chia, hình thành tổ chức.
Dinh dưỡng cho bà mẹ trong giai đoạn này hết sức quan trọng. Nhưng,
trong 3 tháng đầu, bà mẹ mang thai thường khá mệt mỏi, nghén, nôn, buồn
nôn và chán ăn. Vậy cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho phụ nữ mang
thai trong 3 tháng đầu để chăm sóc thai nhi phát triển toàn diện.

Nếu bà mẹ mang thai hay bị ốm nghén hay buồn nôn thì khi thức giấc vào buổi sáng, bạn nên nằm yên trên giường và ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Bạn có thể rời khỏi giường sau khoảng 10 phút. Cà rốt, sơn trà, hoa hồi, cau, chanh… là một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói. Để tránh hiện tượng ốm nghén gây nôn và buồn nôn, bạn có thể chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa).

Trong 3 tháng đầu phụ nữ mang thai nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng


Trong quá trình mang thai, một số phụ nữ nghĩ rằng, họ phải ăn số lượng nhiều và ăn cho cả 2 người, họ tự nhồi nhét nhiều năng lượng nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai. Cho dù nhu cầu và năng lượng của bạn có tăng cao hơn trước thì nó cũng chỉ tăng một chút ít mà không cần ăn nhiều gấp đôi. Đúng là bạn ăn cho cả 2 mẹ và con nhưng đó là về chất lượng chứ không phải là số lượng. Dù bạn có bận rộn hay ốm nghén, chán ăn thì bạn cũng không được bỏ bữa hoặc nhìn đói quá lâu. Bạn cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.

Về các chất dinh dưỡng cơ bản: protein, gluxid và lipid

Nếu thai phụ khỏe mạnh và đủ chất, BIM đủ, thai phụ có thể tăng khẩu phần ăn một ít so với trước khi mang thai, nhưng không cần tăng quá nhiều.

Nếu thai phụ gầy yếu, cân nặng chưa đủ, thai phụ cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong bữa ăn của bà mẹ mang thai 3 tháng đầu cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: gluxid (gạo, mì, ngô, khoai, sắn…); lipid ( dầu, mỡ, lạc, vừng…); protein ( thịt, cá, trứng, đậu đỗ…); vitamin, khoáng chất và chất xơ ( quả chín và rau xanh). Bà mẹ cũng cần duy trì mức năng lượng mỗi ngày như bình thường.

Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).

Axit folic và vitamin B12

Rau của màu xanh đậm giàu axit folic


Axit folic và vitamin B12 có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axid folic trong 3 tháng đầu, trẻ rất dễ mắc di tật ống thần kinh. Vì vậy, bạn cần bổ sung axid folic trong 3 tháng đầu của thai kì theo hướng dẫn của bác sỹ. gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…là những thực phẩm giàu axit folic. Hãy bổ sung những thực phẩm này để chăm sóc thai nhi tốt nhất.

Sắt

Sắt có tác dụng làm tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Khi chuyển dạ, tử cung sẽ giảm co bóp do thai phụ thiếu máu và lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời cũng bị giảm. Trong 3 tháng đầu của thai kì, thai phụ cần bổ sung thêm khoảng 15gr sắt mỗi ngày. Ngoài ra, thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… là những thực phẩm chưa rất nhiều sắt.

Canxi



Tôm giàu canxi tốt cho phụ nữ mang thai


Canxi giúp hệ thần kinh và quá trình đông máu hoạt động bình thường cho mẹ, giúp bé hình thành hệ xương và răng vững chắc. Bà mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, em bé có thể bị còi xương nếu mẹ thiếu canxi. Bà bầu cần thêm 1000mg canxi mỗi ngày. Caxi có nhiều trong sữa, trứng, cua, cá, tôm, váng sữa, sữa chua, rau xanh, đậu đỗ…

Vitamin và khoáng chất

Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết để chăm sóc thai phụ và chăm sóc thai nhi.

Vitamin D giúp cho bé phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa ngay trong bào thai. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày, thời gian thích hợp nhất là từ 7 -9 giờ sáng. Bên cạnh đó , trứng, sữa cũng là những thực phẩm giàu vitamin D.

Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắcVitamin C cũng là một chất chống oxy hóa làm tăng cường sức đề kháng cho mẹ . Các loại rau xanh, trái cây…là những thực phẩm giàu vitamin C.

Minh Anh – Theo HPGĐ

Dinh dưỡng chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu