Những điều nên biết về mang thai ngoài tử cung

0
27

Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng làm tổ và phát triển ở ngoài tử cung. Nó rất nguy hiểm cho chị em, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu phát hiện muộn.

Tử cung hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ
nữ, khi mang thai thì bào thai sẽ phát triển tại đó. Tử cung có 2 vòi hai
bên, gọi là vòi trứng, nối với 2 buồng trứng hai bên, là nơi trứng sau khi thụ tinh (kết hợp với
tinh trùng của người nam) sẽ đi ngược vào lòng tử cung để phát triển thành thai. Vì một lý do nào
đó, chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã
thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, khi đó có tình trạng thai nằm ngoài tử
cung
(gọi tắt là thai ngoài tử cung).



Nhận biết thai ngoài tử cung

Để sớm nhận biết được hiện tượng thai ngoài tử
cung, bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu như: Đau đầu dữ dội, chuột rút một bên, đau
bụng dưới, đau lưng dưới, chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn… Tuy nhiên, những dấu hiệu này rất
dễ bị bỏ quả hoặc nhầm với những bệnh lý khác.

Thai ngoài tử cung: những điều bạn nên biết1
Khi thấy xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội và chậm kinh rất có
thể bạn bị thai ngoài tử cung



Ban đầu thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu thông
thường như mọi trường hợp mang thai khác. Nếu bạn đột ngột thấy đau bụng dưới hoặc vùng chậu, tăng
nhịp tim, chóng mặt và ngất xỉu, hãy đi cấp cứu ngay. Bạn càng đến bệnh viện sớm chừng nào, bác sỹ
càng có cơ hội xử trí tình hình sớm chừng đó trước khi vấn đề chuyển thành nghiêm trọng
hơn.
Chính vì vậy, khi bị chậm kinh, hoặc đau bụng dữ dội bạn
nên làm thêm các xét nghiệm hoặc thăm khám khác để có kết quả chính xác các cách giải quyết tốt
nhất.

Điều trị thai ngoài tử cung

– Phẫu thuật là cách điều trị chủ yếu từ trước tới nay, gồm mổ
bụng hở và mổ qua nội soi. Trong thời gian gần đây, nội soi đã được áp dụng khá rộng rãi. Phẫu
thuật nội soi là mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật vào và qua các dụng cụ này
thực hiện các thao tác để lấy khối thai. Tuy phẫu thuật nội soi đòi hỏi nhiều điều kiện về kỹ
thuật, trang bị…, nhưng so với mổ hở, bệnh nhân ít bị dính vùng bụng sau mổ hơn.
– Với khối thai đã vỡ, hay có quá nhiều máu trong ổ bụng, nội soi
không thể tiến hành được mà buộc phải mổ hở.


Thai ngoài tử cung: những điều bạn nên biết3

Thai ngoài tử cung có thể được điều trị bằng thuốc, mổ nội soi
hoặc mổ hở tùy vào tình trạng của người bệnh

– Ngoài ra, thai ngoài tử cung cũng có thể được chỉ định điều trị
nội khoa nếu khối thai chưa vỡ, kích thước 3cm, tim thai chưa hoạt động. người ta có thể dùng một
chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai. Chất
hiện đang được sử dụng là Methotrexate, là một chất cạnh tranh với acid folic, thành phần quan
trọng trong chu trình làm việc và tăng trưởng của tế bào. Tại Mỹ, từ những năm 1950, thuốc đã được
dùng trong điều trị ung thư và cho đến năm 1980, dùng để điều trị thai ngoài tử cung.

Những việc nên làm để phòng tránh thai ngoài tử cung

– Lưu ý với bác sỹ nếu trước đây bạn từng có thai ngoài tử cung
và muốn mang thai lại. Một khi đã từng có thai ngoài tử cung, bạn có rủi ro cao hơn bị tái lại. Bác
sỹ sẽ phải theo dõi cẩn thận hơn với kỹ thuật siêu âm trong suốt quá trình cố gắng mang thai của
bạn.
– Quan tâm và theo dõi sức khoẻ sinh sản của mình, ngay cả khi
bạn không có ý định mang thai. Nếu bạn có tiền sử tổn thương hay sẹo ở tử cung và ống dẫn trứng thì
bạn càng phải để ý hơn đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể.



Thai ngoài tử cung: những điều bạn nên biết5
Hãy quan hệ tình dục lành mạnh và điều trị ngay khi bị viêm nhiễm
“vùng kín” để hạn chế thai ngoài tử cung

– Khi có viêm nhiễm sinh dục nên đi khám bệnh để được điều trị
đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được
điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại
cho khả năng sinh sản về sau.
– Hãy quan hệ tình dục an toàn, chung
thuỷ và kiểm tra bệnh xã hội định kỳ để phát hiện các vấn đề ở đường sinh dục và sinh
sản.

Hữu Thắng

Những điều nên biết về mang thai ngoài tử cung