Một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống đủ dưỡng chất rất quan trọng với mẹ muốn có “tin vui”.
Việc có thai với nhiều cặp đôi rất dễ dàng nhưng không phải là tất cả. Có những người đã mong ngóng cả năm trời, đã đi khám hết nơi này đến nơi khác vẫn chẳng thể có được một mụn con… Nói vậy để biết rằng việc có con không phải là đơn giản. Tuy nhiê, theo các chuyên gia khoa sản, để nhanh đậu thai các cặp đôi cần có chiến lược trước từ 3-6 tháng. Trong giai đoạn này, họ cần phải thực hiện nghiêm chỉnh những lời khuyên sau:
Tiêm phòng đầy đủ
Nếu bạn chưa tiêm phòng những bệnh quan trọng trong một vài năm trở lại đây, hãy đếm ngay bệnh viện để được tiêm những mũi cần thiết trước khi mang thai. Việc tiêm chủng phải được thực hiện trước khi mang thai 3 tháng. Những bệnh cần tên mà sởi, quai bị , rubella. Bạn cũng có thể chích ngừa thêm những mũi như bạch hầu, uốn ván, ho gà…
“Rubella có thể rất nguy hiểm cho em bé nếu bạn bị mắc trong thời gian mang bầu”, tiến sĩ Jean Twenge – tác giả cuốn sách Hướng dẫn cách thụ thai dành cho phụ nữ hiếm muộn vô sinh nói.
Bổ sung dưỡng chất
Điều quan trọng nhất chị em cần làm là bổ sung thêm axit folic trước khi bạn có thai khoảng 3-4 tháng vì dưỡng chất này cần nhiều thời gian để tích tụ vào cơ thể. Chị em cũng nên bổ sung thêm vitamin B12 nếu chế độ ăn uống bị thiệu hụt dưỡng chất này. Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc thiếu hụt vitamin B12 sẽ khiến các mẹ khó thụ thai. Vitamin B6 và axit béo omega- 3 cũng hỗ trợ việc điều trị hiếm muộn, vô sinh hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên
Nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục đều đặn sẽ cải thiện khả năng sinh sản đáng kể. Chị em nên dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Nên ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng nếu bạn mới tập luyện và có thể tăng dần mức độ.
Kiểm tra mức độ hormone tuyến giáp
Thiểu năng tuyến giáp là bệnh rất phổ biến ở phụ nữ. Theo bác sĩ y khoa Mary M. Gallenberg: “Mức độ hoóc môn tuyến giáp ở phụ nữ thấp có thể gây trở ngại cho quá trình rụng trứng và làm suy yếu khả năng sinh sản. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác liên quan đến tuyến giáp như rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc rối loạn tuyến yên cũng làm giảm khả năng sinh sản”.
Khi mắc vấn đề này, nếu bạn có thai thì nguy cơ sảy thai là rất cao. Mức độ hormone tuyến giáp thấp có thể gây ra dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai. Vì vậy, việc khám sức khỏe tuyến giáp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung là rất quan trọng với mẹ trước khi mang thai.
Tránh căng thẳng
Nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, căng thẳng và khả năng sinh sản có ảnh hưởng rất lớn với nhau. Mẹ hay stress có thể trì hoãn quá trình trứng rụng hoặc chu kỳ trứng rụng bất thường. Vì vậy, khi muốn có thai, các cặp đôi cần tạo tâm lý thoải mái, tránh áp lực công việc cũng như trong cuộc sống.
Tránh nước soda
Nước soda và các loại nước trái cây đóng hộp có chứa lượng đường rất lớn. Khi uống quá nhiều sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng và có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Các chuyên gia cũng khuyên chị em đang muốn thụ thai không nên bổ sung quá nhiều chất béo chuyển hóa (acid béo dạng trans) vì chúng có mỗi liên hệ mật thiết với tình trạng vô sinh.
Kiểm soát cân nặng
Phụ nữ quá suy dinh dưỡng hoặc béo phì đều không tốt khi mang thai. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng công thức: Cân nặng /(chiều cao x chiều cao). Nếu chỉ số BMI < 18,5: Người quá gầy. Nếu chỉ số BMI > 23: Người quá béo. Do vậy, cần có chế độ ăn uống, tập luyện nhằm điều chỉnh cân nặng cho phù hợp để mang thai.
Cắt giảm rượu
Không ăn cá với lượng thủy ngân cao
Nếu bạn là người nghiện ăn cá, hãy cắt giảm lượng tiêu thụ mỗi ngày đặc biệt với loại cá lớn có chứa hàm lượng thủy ngân cao trong vòng 3 tháng trước khi mang thai. Chị em đang cố gắng thụ thai chỉ nên ăn khoảng 300gam cá mỗi tuần.
Bỏ thuốc tránh thai
KP