Mụn rộp sinh dục là gì?
Mụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra những vết loét, sẩn viêm và mụn mủ. Nếu thai phụ đã có các biểu hiện nhiễm trùng herpes sinh dục từ trước khi có thai thì không lo ngại vì đã có kháng thể, em bé không gặp nguy hiểm gì, nguy cơ nếu có cũng không cao hơn 1%. Nhưng nếu người mẹ trước đó chưa từng bị herpes sinh dục và xuất hiện triệu chứng bệnh trong thời gian có thai, thì vô cùng nguy hiểm.
Biểu hiện mụn rộp sinh dục: Nguồn internet
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh rất cao. Tuổi thai càng lớn thì nguy cơ càng giảm. Tuy nhiên, nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối của thai kỳ cũng dẫn tới nguy cơ cao bị viêm não do herpes. Trong trường hợp tốt nhất trẻ bị bệnh này cũng có nguy cơ tàn tật lên tới 90%. Vì vậy nhiễm bệnh trong thời kỳ có thai đặc biệt nguy hiểm, đòi hỏi những quyết định hết sức nghiêm túc và điều trị đặc biệt tích cực.
Con đường lây nhiễm ở trẻ sơ sinh
Mụn rộp sinh dục ở trẻ em mới sinh có thể lây qua da, mắt hoặc cổ họng, làm tổn hại hệ thần kinh trung khu và các cơ quan nội tạng khác, dẫn đến thị lực bị giảm, thậm chí còn tử vong. Con đường lây nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh đó là:
– Khi sinh nở, nếu âm đạo của người mẹ có virus mụn rộp sinh dục, vậy thì em bé có thể bị lây nhiễm nếu như mẹ đẻ thường. Đây là con đường lây nhiễm mụn rộp sinh dục cho trẻ em thường gặp.
– Ở một số trường hợp, nếu một số người mới tiếp xúc với virus hoạt động của mụn rộp sinh dục và tiếp xúc ngay với trẻ em thì virus có thể lây nhiễm cho em bé ngay lập tức thông qua đường tiếp xúc.
– Nếu em bé bị người nhiễm mụn rộp sinh dục hôn, thì em bé cũng bị lây nhiễm.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Tuy con đường lây nhiễm mụn rộp sinh dục ở trẻ em chỉ có 3 khả năng, nhưng hai loại sau thì ít gặp hơn, chủ yếu vẫn là con đường lây nhiễm từ mẹ sang con vẫn là chủ yếu. Thường thì khi người mẹ mang thai được 3 tuần mà mắc mụn rộp sinh dục, thì sẽ có nguy hại rất lớn đối với em bé khi sinh ra.
Đây là do người mẹ mới bị nhiễm mụn rộp sinh dục không có đủ kháng thể đối với virus gây bệnh, nên trước khi em bé được ra và khi được sinh ra, thì sẽ không nhận được sự bảo vệ ngẫu nhiên. Ngoài ra, mới lây nhiễm mụn rộp sinh dục thì khả năng tái phát nhiều lần sẽ rất dễ xảy ra, vì vậy rất có thế khi sinh nở sẽ có virus gây bệnh xuất hiện ở cửa âm đạo.
Phòng bệnh
– Phụ nữ mắc mụn rộp sinh dục nên điều trị bệnh trước khi mang thai. Nếu giai đoạn 3 tháng đầu mắc bệnh cần đi khám để nhận tư vấn của bác sĩ về các nguy cơ cho thai cũng như cho mẹ.
Đẻ mổ giúp hạn chế lây bệnh cho trẻ: Nguồn internet
– Phụ nữ mang thai mắc mụn rộp sinh dục giai đoạn 3 tháng cuối nên chọn phương pháp sinh mổ. Sau khi sinh không nên hôn hoặc tránh tiếp xúc với em bé
Mụn rộp sinh dục ở người lớn không có nhiều nguy hiểm nhưng nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mắc mụn rộp thì sẽ rất nguy hiểm. Để giảm sự lây nhiễm khi trẻ còn ở trong bụng mẹ là khó khăn hơn và virus cũng sẽ dễ lây cho trẻ khi thai phụ sinh thường. Thai phụ mắc bệnh được khuyến cao sinh mổ để hạn chế việc lây nhiễm cho trẻ bởi hiện tại chưa có vắc- xin phòng bệnh này.
Lây nhiễm mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh
Theo NTD