Tổng quan về bệnh Giang mai
– Giang mai là một bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai có tên là Treponema pallidum gây ra.
– Bệnh Giang mai lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nhưng có thể lây qua đường máu, đường mẹ sang con và đường tiếp xúc trực tiếp với các thương tổn giang mai có vết loét.
– Triệu chứng của Giang mai khởi đầu thường là những vết loét không đau, không kèm theo mủ và dấu hiệu này có thể mất đi sau 6 – 8 tuần và sau đó có thể xuất hiện ban đỏ ở lòng bàn tay và gan bàn chân, cả ở thân mình, cánh tay và cẳng chân, kèm theo khó chịu, đau họng, sốt nhẹ, đau cơ. Cũng có thể không có dấu hiệu gì.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh hưởng của bệnh giang mai
Bệnh Giang mai với phụ nữ
– Bệnh nhân mắc bệnh Giang mai thường gặp các triệu trứng khó chịu vùng âm đạo hình thành sự khủng hoảng trong tâm lí, ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày.
– Ở nữ giới, ngoài việc có thể truyền bệnh ở bên ngoài và trong cơ quan sinh dục, mà còn có thể xâm nhập vào khu não bộ, thận, làm cho chức năng hệ thống sinh dục bị giảm dần, làm rối loạn việc rụng trứng.
– Nếu xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào tử cung, âm đạo, ống dẫn trứng.v.v.., như vậy những bộ phận này sẽ mất đi chức năng bình thường và gây vô sinh.
Bệnh Giang mai với phụ nữ có thai
– Phụ nữ mang thai bị lây nhiễm dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm: Sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu… ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của thai nhi hoặc gây ra bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ sau khi sinh.
– Đẻ non: Do xoắn khuẩn giang mai xâm lấn vào nội tạng thai nhi, gây tổn thương đến cơ quan và gây tử vong. Nếu như thai nhi được sinh ra sẽ mắc bệnh giang mai bẩm sinh
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Sẩy thai: Xoắn khuẩn giang mai làm viêm nhiễm các động mạch nhỏ trong nhau thai, hình thành nhồi máu động mạch, khiến tổ chức mô của nhau thai hoại tử. Thai nhi không hấp thụ được dinh dưỡng từ đó dẫn đến sảy thai.
: Thông thường gặp khi thai phụ đến thời điểm sắp sinh, trước khi sinh vài ngày hoặc ngay khi sinh. Tỷ lệ này khá cao
Bệnh giang mai gây ảnh hưởng ở Nam giới
– Ở tại cơ quan sinh dục như: Quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể ở cả hậu môn và miệng… những vết loét cản trở quá trình vệ sinh, quan hệ hay ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
– Ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gây ra bệnh viêm giác mạc, viêm màng kết, viêm dây thần kinh thị giác, viêm võng mạc, viêm khớp. Bệnh còn gây ra các biến chứng về hệ thống thần kinh như viêm màng não, u não…
Bệnh giang mai ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Khoảng 10% thai nhi khi sinh ra có thể mắc thần kinh nếu bị lây lan từ mẹ. Bên cạnh đó trẻ hay bị sốt, tiêu hóa có vấn đề ảnh hưởng lớn đến sự phát triển… nên đa phần trẻ đều có khả năng tử vong trước khi biết đi.
– Nếu trẻ có khả năng sống đến 2 tuổi gọi là: Bẩm sinh giang mai trễ. Nhưng phần đông hay bị các dị tật vĩnh viễn như bị ngắn xương hàm, vòm họng bị cao lên quá mức, điếc, sụp xương sống mũi, biến dạng của răng…nếu như không được điều trị khỏi trong vòng 3 tháng đầu.
Bệnh giang mai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, gây tổn thương cho tất cả các cơ quan trên cơ thể. Khi phát hiện các triệu chững bệnh Giang mai, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để được điều trị, nếu có quan hệ vợ chồng thì rất cần thiết phải điều trị song hành. Phòng bệnh giang mai là điều cần thiết, cần thực hiện lối sống tình dục chung thủy, lành mạnh.
Các ảnh hưởng của bệnh Giang mai
Theo NTD