Tiêm phòng cúm khi mang bầu là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe bình thường cho thai nhi.
Nếu bạn bị cúm trong thia kỳ thì bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một trong những biến chứng nguy hiểm của cúm là viêm phổi, có thể làm người mẹ tăng nguy cơ sinh non. Thậm chí sau khi sinh con, người mẹ vẫn có nguy cơ bị bệnh liên quan tới cúm khi mang thai.
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, phụ nữ có thể tiêm phòng cúm trong thời kỳ mang thai.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ giúp bảo vệ bé sau khi chào đời. Bé sẽ nhận được những chất kháng thể từ mẹ trong kỳ mang thai. Nghĩa là sau khi chào đời, bé sẽ có ít nguy cơ bị cúm hơn. Bé mới sinh được bảo vệ khỏi cúm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi các bé rất dễ bị biến chứng nặng do cúm nhưng lại chưa được tiêm văcxin phòng cúm, cho tới 6 tháng tuổi.
Ảnh minh họa
Người mẹ nên tiêm phòng cúm cho dù đã có mũi tiêm này vài năm trước đó. Mũi tiêm phòng cúm được khuyến cáo mỗi năm một lần. Văcxin phòng cúm hiện nay còn bảo vệ người mẹ khỏi cúm lợn (H1N1).
Tiêm phòng cúm tốt nhất là vào khoảng tháng 9 và tháng 10 vì nó sẽ bảo vệ bạn trước khi mùa cúm bắt đầu. Nhưng nếu bạn chưa kịp tiêm phòng vào mùa thu thì mũi tiêm sau đó cũng có hiệu quả vì mùa cúm còn kéo dài tới tận tháng 5.
Một vài lưu ý
– Nếu bạn ốm, sốt thì nên đợi khi hết bệnh mới tiêm phòng.
– Không tiêm văcxin nếu bạn từng có phản ứng nghiêm trọng với văcxin cúm.
– Hãy nói cho bác sĩ (y tá) biết bạn có nguy cơ dị ứng trứng. Tùy vào hình thức dị ứng trứng, bạn có thể được tiêm văcxin với hướng dẫn đặc biệt hoặc tránh tiêm.
– Cho bác sĩ biết nếu bạn từng mắc một hội chứng hiếm gọi là Guillain-Barré.
TH