Vì sao phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai
– Tiểu đường khi mang thai thường không có triệu chứng và biểu hiện gì rõ rệt. Đó là lý do vì sao hầu hết phụ nữ mang thai nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose khi có thai được 24 đến 28 tuần.
– Tuy nhiên, nếu thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao đối với tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm nghiệm pháp này từ lần khám thai đầu tiên, và lặp lại vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ nếu kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên là âm tính.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Tiểu đường khi mang thai có thể gây những biến chứng cho cả mẹ, thai, trẻ sơ sinh và cả khi trẻ lớn lên. Đối với mẹ, đái tháo đường thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Đối với thai, tiểu đường khi mang thai có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, đẻ non; khi đẻ ra trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, hạ glucose máu, vàng da; khi lớn lên trẻ có thể bị béo phì, đái tháo đường type 2.
– Chính vì vậy cần phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai để chuẩn đoán sớm và kịp thời điều trị, tránh các biến chứng cho cả mẹ và con là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Chỉ định
Làm xét nghiệm đường huyết khi nào?
Trong lần khám thai đầu tiên: Cho thai phụ làm xét nghiệm glucose máu lúc đói, HbA1c hoặc glucose máu ngẫu nhiên để sàng lọc đái tháo đường lâm sàng, đái tháo đường thai nghén
Các giá trị bình thường:
Các thông số |
Giá trị các thông số |
Glucose máu khi đói |
> 7,0 mmol/L |
HbA1c |
> 6,5% |
Glucose máu ngẫu nghiên |
> 11,1 mmol/L |
Ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ: Chỉ định nghiệm pháp dung nạp glucose. Nghiệm pháp có thể được chỉ định ở tất cả các thai phụ hoặc các thai phụ có nguy cơ đái tháo đường thai nghén cao với các đặc điểm sau:
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Béo phì: chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) ≥ 30
– Tuổi trên 25
– Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường
– Tiền sử bản thân có đái tháo đường thai nghén trong lần mang thai trước.
– Trước đây đã sinh một bé nặng trên 4,1 kg hoặc một thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
Cách thực hiện
– Cho bệnh nhân uống 1,75 g (trong 4,4 ml nước)/1kg trọng lượng cơ thể. Trước khi cho uống glucose, cho bệnh nhân đi tiểu hết và giữ lại 5 ml nước tiểu này, đánh số mẫu 0 giờ và lấy máu đánh số mẫu máu 0 giờ. Cho bệnh nhân uống dung dịch glucose, khi uống hết bắt đầu tính thời gian sau 1/2, 1, 2 và 3 giờ uống glucose lấy máu và nước tiểu để định lượng và định tính glucose.
– Như vậy, lấy máu và nước tiểu xét nghiệm theo thời gian: 0h: lần 1- 30 phút: lần 2- 60 phút : lần 3- 180 phút: lần 4.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Đánh giá kết quả:
Bình thường:
– Glucose/0h < 6,1 mmol/l (đường máu ở mức bình thường).
– Sau 30-60’: Nồng độ glucose máu tăng cực đại có thể đạt < 9,7 mmol/l.
– Sau 120’: Trở về nồng độ < 6,7 mmol/l.
Tiểu đường: Nếu glucose máu sau 30 – 60 phút tăng cao hơn so với cùng thời gian ở người bình thường và thời gian trở về mức ban đầu có thể từ 4 – 6 h (chậm hơn nhiều so với người bình thường).
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Có thể nói bệnh tiểu đường thai kì chính là một thể của bệnh tiểu đường, sở dĩ người ta gọi là tiểu đường thai kì vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian người phụ nữ mang thai và sẽ tự biến mất trước hoặc sau khi sinh. Để xác định chính xác thì bệnh nhân nằm trong diện nguy cơ sẽ được làm test dung nạp Glucose. Nếu sau khi sinh 6 tuần mà người phụ nữ vẫn còn các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì lúc đó được coi là bị bệnh tiểu đường chứ không còn là tiểu đường thai kì nữa.
Xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ
Theo NTD