Sự phát triển của trẻ tháng thứ 9

0
39
Đến tháng thứ 9, con trở nên hiếu động “không chịu nổi”, hết leo trèo lại đến lê la khắp các xó xỉnh trong nhà để khám phá, ngày càng linh hoạt hơn trong vui chơi. Bé ham thích việc đổ đi hay làm đầy các cốc (chứa nước hoặc cát); xếp ly, xếp hàng đồ vật….
Đến tháng thứ 9, con trở nên hiếu động “không chịu nổi”, hết leo trèo lại đến lê la khắp các xó xỉnh trong nhà để khám phá, ngày càng linh hoạt hơn trong vui chơi. Bé ham thích việc đổ đi hay làm đầy các cốc (chứa nước hoặc cát); xếp ly, xếp hàng đồ vật….

Sự phát triển kỹ năng vận động

 

Vận động thô

 

– Khi bé bò, tứ chi đã có thể duỗi thẳng.

 

– Bé có thể dùng tay chống xuống đất.

 

– Có thể vịn vào đồ vật trong nhà vừa di chuyển tay vừa bước ngang.

 

– Có thể tự mình bò lên ghế rồi từ ghế bò thở xuống.

 

– Khi bé đứng một mình hoặc được vịn, bé đã biết từ đứng chuyển sang ngồi, rồi từ ngồi chuyển sang nằm một cách có ý thức.

 

– Khi đứng vịn vào vật, bé biết một tay vịn vào vật, rồi khom người xuống, dùng tay kia để nhặt đồ chơi lên.

 

– Biết bỏ vật trong tay mình.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Vận động tinh

 

– Bé có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ một cách thành thục. Một tay có thể cầm được hai vật nhỏ. Một số bé còn biết phân công sử dụng hai tay, một tay giữ vật, một tay chơi.

 

– Sau khi treo những đồ chơi lên, bé biết dùng tay đẩy những đồ chơi này cho  nó lay động.

 

– Bé biết dùng tay chỉ ra những bộ phận trên cơ thể như đầu, tay, chân…. 

 

Sự phát triển ngôn ngữ và khả năng thích ứng

 

– Bé đã biết nói hai chữ nhưng không rõ ràng. Có thể phối hợp giữa động tác và lời nói như “không” và lắc đầu; “tạm biệt” và vẫy tay….

 

– Luôn nói đi nói lại một chữ, dù hỏi gì bé cũng đều trả lời như vậy.

 

– Bé cảm thấy thích thú khi nghe chữ quen thuộc; có thể nghe hiểu một số câu mệnh lệnh và làm theo như “mang đồ chơi đến cho mẹ”.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Khả năng thích ứng

 

– Bé có thể cầm những vật nhỏ từ trong đồ đựng ra. Nếu những vật này bị rơi thì bé biết nhìn theo.

 

– Nếu thấy người lớn cất đồ vật đi, bé sẽ đi tìm đồ vật bị giấu, nhưng cho dù đồ vật bé nhìn thấy bị giấu ở nhiều nơi thì bé cũng chỉ biết tìm ở một nơi.

 

– Bé bắt chước được nhiều động tác hơn như xoa xà phòng lên người, đút thức ăn cho người khác…, bắt đầu phát hiện ra mình cũng là một “vật thể”.

 

– Có biểu hiện thích sử dụng một tay và một bên cơ thể.

 

– Bé biết đưa tay ra đỡn lấy cốc nước khi uống; khi người lớn mặc đồ cho bé, bé cũng biết vươn tay ra để giúp đỡ.

 

– Sợ làm những hoạt động quen thuộc quen thuộc thường, thích làm những việc mới.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Hành vi giao tiếp

 

– Bé khá nhạy cảm với những bé khác, nếu nhìn thấy bố mẹ bế đứa trẻ khác thì bé sẽ khóc.

 

– Bé chỉ thích một hoặc một vài món đồ chơi, tỏ ra dịu dàng với búp bê.

 

– Có khuynh hướng biểu hiện cá tính đặc trưng, như một số bé  thì không cho người khác động vào đồ chơi của mình, một số bé khi thấy đồ vật của người khác thì lại đòi; một số bé hào phóng đem đồ vật của mình cho người khác hoặc chia sẽ với người khác.

 

– Biết chơi trò bắt chước như vỗ tay chào đón, vẫy tay tạm biệt, vỗ về cho búp bê ngủ…

 

 

Tháng thứ 9 dường như mẹ sẽ cảm thấy mình đã quen với sự hiếu động của con, nhưng vẫn phải bất ngờ khi sự hiếu động này càng ngày càng tăng lên, mặc dù mệt nhưng không được quên để mắt tới bé. Thường xuyên chơi với bé để khuyến khích khả năng tập nói, đưa bé đi công viên, đi dạo phố để khám phá nhiều điều thú vị cũng như bổ sung thêm vốn từ vựng cho bé. Có thể cho bé tiếp xúc với những bé cùng độ tuổi hoặc các con vật để thấy các phản ứng thú vị của bé qua đó rèn luyện cho bé thêm về cảm xúc, tình cảm giữa người với người, người với vật…

Theo NTD

Sự phát triển của trẻ tháng thứ 9

 

Theo NTD