Vitamin C còn gọi là acid ascorbic. Nó tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hai dạng D và L, tham gia vào các hoạt động khác nhau của cơ thể. Dạng D không có hoạt tính sinh học. Dạng L khi bị ôxy hóa lần đầu chuyển thành axit dehydro ascorbic (hơi ngả màu) vẫn còn hoạt tính sinh học của vitamin C.
VAI TRÒ CỦA VITAMIN C VỚI TRẺ
Chống oxy hóa
Vitamin C là một trong nhiều chất tham gia hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể.
Các chất chống oxy hóa (vitamin E, beta-caroten, Vitamin C) có thể chuyển các tác nhân gây oxy hóa thành những chất vô hại và thải ra nước tiểu. Vitamin C kết hợp với nhiều dạng gốc tự do và “quét dọn” chúng ra khỏi cơ thể, giúp phục hồi Vitamin E trở lại dạng có khả năng chống oxy hóa.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Tạo collagen
Collagen là thành phần protein chính của mô liên kết, xương, răng, sụn, da và mô sẹo. Collagen chiếm đến 1/4 protein trong cơ thể. Vitamin C cần cho quá trình tạo collagen từ trocollagen. Nếu thiếu Vitamin C sẽ giảm khả năng tổng hợp collagen. Lúc đó, sẹo sẽ khó lành, vỡ mao mạch, khiếm khuyết trong quá trình hình thành xương và răng.
Phòng chống bệnh tim mạch
Vitamin C còn giúp thành mạch máu vững chắc, đặc biệt quan trong đối với mạch máu nuôi tim. Giúp chuyển cholesterol thành acid mật, bằng cách giảm tình trạng cholesterol trong máu. Chúng có thể làm giảm mức LDL-C (cholesterol có hại) và làm tăng HDL-C (loại có lợi).
Tăng cường hệ miễn dịch
Hỗ trợ sản xuất interferon – là loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch. Cần thiết cho các tế bào miễn dịch – đó là tế bào T và bạch cầu. Từ đó làm mạnh chức năng của hệ miễn dịch, làm tăng phản ứng dị ứng của trẻ.
Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh
Vitamin C có hàm lượng cao trong mô não và tuyến thượng thận. Tham gia tạo các chất dẫn truyền thần kinh như: Norepinephrine, Serotnin, acid amin Tyrosine.
Thải độc
Cần thiết cho hệ thống chuyển hóa thải độc của nhiều loại thuốc trong cơ thể, là giảm độc tính của thuốc và chuyển các phần từ độc thành dạng có thể đào thải qua nước tiểu. Thải độc nhiều hóa chất gây ung thư. Có khả năng kết hợp với các kim loại nặng và làm chúng trở nên vô hại.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Phối hợp tốt trong sử dụng sắt, canxi và acid folic
Vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt nguồn gốc thực vật. Hỗ trợ chuyển sắt từ huyết thanh vào ferritin để dự trữ ở gan và phóng thích sắt từ ferritin vào huyết thanh khi có nhu cầu. Giúp hấp thu tốt canxi bằng cách ngăn caxi chuyển thành dạng khó hòa tan. Chuyển acid folic từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động và giữ ổn định ở dạng hoạt động, ngăn ngừa mất qua nước tiểu.
CÁCH BỔ SUNG VITAMIN C
Có 2 cách bổ sung vitamin C cho trẻ: một là từ dinh dưỡng – vitamin tự nhiên, hai là dưới dạng thuốc – viên nén hoặc siro.
– Đối với trẻ dưới 1 tuổi, lượng vitamin C trong sữa mẹ và sữa công thức đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể. Nhưng khi ăn thức ăn thô dần thay thế cho sữa, trẻ cần được ăn những loại thực phẩm chứa vitamin C trong bữa ăn hàng ngày. Một chế độ ăn điều độ và cân bằng là những gì mẹ cần làm để trẻ đạt được lượng vitamin C cần thiết.
– Vitamin C có thể dễ dàng được cung cấp cho cơ thể thông qua nguồn thức ăn bình thường, đặc biệt là rau quả tươi.
HẬU QUẢ KHI THIẾU VITAMIN C
– Chảy máu nướu khi đánh răng, chấm xuất huyết trên da, dễ bị vết bầm trên da, dễ bị bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là cúm và viêm hô hấp.
– Xương yếu có thể cong vẹo, dễ trật khớp, đau khớp. Người yếu ớt, thiếu năng lượng để hoạt động, tiêu hóa kém, lâu lành vết thương, vết mổ, răng xiêu vẹo, dễ gãy, rụng, phù.
PHÒNG THIẾU VITAMIN C Ở TRẺ
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
– Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại hoa quả và rau xanh. Cam là loại quả chứa hàm lượng cao vitamin C, tương tự dâu tây. Các nguồn dồi dào vitamin C khác gồm súp lơ xanh, ớt chuông, cải bắp, khoai lang, đào, quả kiwi…
– Khi bé bước vào tuổi ăn dặm, nên chọn rau quả nhiều vitamin C để tăng cường sức khỏe cho trẻ. Thử nghiền nhuyễn một số loài rau củ như khoai lang, bí ngô, lê, táo. Để tránh mất chất dinh dưỡng, nên cắt và hấp chín rau củ trước khi nghiền nhuyễn (vì vitamin C tan trong nước nên hấp thì tốt hơn luộc).
– Hoa quả họ cam quýt rất giàu vitamin C nhưng một số bé bị dị ứng với axit có trong những loại quả này; vì thế, có thể chọn những loại quả thân thiện hơn như lê hay táo. Nhưng nếu ăn quá nhiều củ quả, bé sẽ không muốn ăn rau. Do đó, nên hài hòa và cân bằng các loại rau củ quả cho con.
– Khoai tây cũng giàu vitamin C. Có thể nghiền nhừ khoai tây, ăn cùng mỳ ống khi bé đến tuổi nhai.
Vitamin C rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể con người khỏi chứng cảm lạnh thông thường.Thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh về máu với triệu chứng là đau nhức khớp xương, mệt mỏi, chảy máu chân răng hoặc viêm lợi và còi xương, chậm lớn ở bé. Do vậy cha mẹ cần bổ sung vitamin C hợp lý trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày
Vai trò của vitamin C với sức khỏe của trẻ nhỏ.
Theo NTD