Những điểm khác nhau giữa trẻ bú mẹ và bú bình

0
77
Sữa mẹ có chúa nhiều dinh dưỡng cân bằng phù hợp với tiêu hóa của trẻ, không những vậy, trẻ ú mẹ còn được thừa hưởng sứcđề kháng từ mẹ. Nếu vì một lí do nào đó trẻ không thể bú mẹ thì việc bú bình cũng là cần thiết, mặc dù không có lựa chọn đúng sai, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng.

 

 

NHỮNG TRƯỜNG HỢP TRẺ PHẢI DÙNG SỮA NGOÀI

 

– Mẹ không có sữa hoặc bị mất sữa.

– Mẹ đang bị bệnh như: ung thư, tim, lao phôi, nhiễm HIV, viêm thận, viêm gan…

– Người mẹ đang dùng thuốc: Trị bệnh ung thư, trị bệnh bằng các chất phóng xạ và thuốc ngủ loại barbituric, thuốc trấn tĩnh diazepam có độc tính với bé hoặc người mẹ đang điều trị bằng thuốc bôi, kem bôi ở ngực.

– Mẹ phải cắt bỏ nhũ hoa để chữa bệnh nên cũng không thể nuôi con bằng sữa mẹ.

– Ngực của mẹ bị nhiễm trùng, có mủ, bị bệnh herpes vùng ngực hoặc bị viêm vú, nứt vú…
 

 

Nguồn ảnh:Internet.

– Việc không thể nuôi con bằng sữa mẹ đôi khi còn xuất phát từ phía bé. Khi bé bị khuyết tật ở miệng (sứt môi, hở hàm ếch), bé sẽ không thể ngậm được đầu ti để bú sữa mẹ.

– Bé sinh non, nhẹ cân, thời gian đầu được nuôi trong lồng kính sẽ không thể được bú sữa mẹ trực tiếp.

– Bé không chịu bú mẹ, đường tiêu hóa của bé có vấn đề cũng khiến bé không bú mẹ được.

 

SỰ KHÁC NHAU GIỮA BÚ BÌNH VÀ BÚ MẸ

 

Đối với trẻ bú mẹ

 

– Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng cần thiết. Những giọt sữa mẹ đầu tiên được gọi là sữa non, có thành phần khác hơn so với sữa chuyển tiếp (từ ngày thứ 5 đến khoảng 2 tuần sau sinh) hoặc sữa trưởng thành.

 

– Sữa mẹ biến đổi trong quá trình cho bé bú: Hàm lượng chất béo và năng lượng tăng dần và cao nhất ở phần cuối của cữ bú.

 

– Sữa mẹ giúp cho bé tiêu hóa dễ dàng hơn sữa bò nhờ chứa nhiều đạm whey – loại đạm dễ tiêu hóa. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp phát triển và tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

 

-Ngoài những tác dụng đem lại cho con, bú mẹ cũng có những tác dụng khác như: Theo đúng bản năng việc cho con bú là thiên chức của mỗi bà mẹ, rất tiết kiệm, thuận tiện và nhanh chóng.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Đối với trẻ bú bình

 

– Mẹ sẽ luôn biết số lượng con bú được là bao nhiêu, mẹ chủ động hơn trong công việc.

– Khi bú bình, bé được nhận một số điều kiện phát triển tốt như: Phát triển chiều cao, tăng trí thông minh, thị lực…

– Bé bú bình thì bố cũng có thể cho bé bú, chia sẻ công việc với mẹ, tình cha – con từ đó càng được cảm nhận rõ hơn.

 

– Mẹ cũng không cần kiêng khem trong việc ăn uống vì bé không bú sữa mẹ.

– Bé sẽ phải bú ít bữa hơn do sữa bình tiêu hóa chậm hơn so với sữa mẹ.

 

Tuy nhiên với trẻ bú bình cũng có những nhược điểm:

– Bé sẽ gặp khó khăn trong việc chống lại các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé: Bé dễ bị tiêu chảy, nôn mửa…

– Mẹ sẽ vất vả hơn ở khâu chuẩn bị sữa cho bé bú như: Chọn loại sữa thích hợp, cách pha sữa hợp lí, cách bảo quản sữa…

– Cho bé bú bình sẽ tốn kém hơn bú mẹ.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

SỰ PHÁT TRIỂN VỀ TRÍ TUỆ VÀ THỂ CHẤT

 

– Ngày nay, các thành phần trong sữa bột công thức dành cho trẻ được sản xuất phù hợp với từng lứa tuổi, thành phần dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ. Các nhà khoa học đã tiến hành so sánh sự khác biệt giữa những đứa trẻ ăn sữa mẹ và trẻ ăn sữa công thức thì thấy kết quả không chênh lệch là mấy về khả năng cải thiện sức khỏe lâu dài.

 

– Nếu tính trong cùng một gia đình với các yếu tố như nhau thì hầu như chẳng có sự khác biệt giữa một đứa trẻ bú mẹ và một đứa trẻ bú bình.

 

 

Dù ai cũng biết tác dụng to lớn của sữa mẹ dành cho bé nhưng nếu vì những lí do mà bé không thể bú mẹ hoặc hoàn toàn từ sữa mẹ thì bú bình cũng không phải là không tốt. Trẻ có thể nên bú bình khi sữa mẹ không đủ, trẻ bú mẹ mà không tăng cân hoặc một vài trường hợp mẹ không thể cho con bú.

Theo NTD

Những điểm khác nhau giữa trẻ bú mẹ và bú bình

 

Theo NTD