Tháng thứ 7: Trẻ ăn 5 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 150 – 170 ml và có thể phân chia số bữa ăn như sau:
-Sữa bò hoặc bú mẹ
-Một giờ sau cho trẻ uống 20 -30 ml nước hoa quả.
-Bột sữa
-Sữa đậu nành, sữa bò hoặc bú mẹ.
-Hoa quả nghiền nát hoặc nấu nhừ nghiền nhỏ.
-Bột, khoai hoặc rau nghiền với 50 gr thịt ninh nhừ, cho thêm một thìa dầu ăn hoặc ít bơ xay mịn. Sau bữa bột này, bạn có thể ăn thêm 1/3 hộp sữa chua (khoảng 20 gr – 30 gr). Nếu bạn muốn cho trẻ ăn thêm sữa chua, bạn nên giảm bớt số lượng bột. Bắt đầu từ tháng này, bạn cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thêm pho mai loại miếng dành riêng cho trẻ nhỏ, trộn lẫn vào bột trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ ăn riêng sau khi ăn bột. Số lượng cũng tăng dần.
Nếu bạn đã thêm pho mai miếng thì không nên cho thêm dầu ăn vào chính bữa đó. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Lưu ý: Nếu đã thêm pho mai miếng, bạn không nên cho thêm dầu ăn vào chính bữa đó.
-Sữa bò hoặc bú mẹ.
Từ tháng thứ 8 tới tháng thứ 9: Trẻ ăn 5 bữa, số lượng mỗi bữa chừng 180 ml – 220 ml tùy theo nhu cầu của trẻ. Việc phân chia bữa có thể làm như sau:
-Bữa sáng: bột sữa.
-Nước quả: 40-50 ml
-Bột gạo với rau củ và 50 gr thịt ninh nhừ nghiền nhỏ. Sau bữa bột này cso thể cho trẻ ăn thêm ½ hộp sữa chua (khoảng 30 – 50 gr), hoặc pho mai, hoặc thêm chút hoa quả tráng miệng. Lưu ý: Nếu bạn muốn cho trẻ ăn thêm sữa chua hoặc hoa quả vào bữa này, bạn nên giảm số lượng bột đi. Bắt đầu từ tháng thứ 8 hoặc tháng thứ 9 bạn có thể tập cho trẻ quen dần với chất tanh và các loại thịt đỏ bằng cách thay thế dần thịt lợn, gà bằng cá, tôm, thịt bò… Khi bắt đầu thay thế, bạn nên tập hết sức từ từ vì có một số trẻ có thể dị ứng với cá hoặc tôm hoặc cả 2 loại.
Nếu bạn muốn cho trẻ ăn thêm sữa chua hoặc hoa quả thì nên giảm số lượng bột đi. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
-Bữa lót dạ chiều: các loại hoa quả nghiền.
-Bú mẹ, sữa đậu nành hoặc sữa bò.
-Súp rau củ các loại nấu với sữa đậu nành, sữa bò hoặc lạc, vừng…
-Sữa và một hai cái bánh quy hoặc một miếng bánh mì nhỏ.
Từ tháng thứ 10 tới tháng thứ 12: Trẻ ăn 5 bữa, mỗi bữa khoảng 200 – 250 ml tùy theo nhu cầu của từng trẻ. Việc phân chia bữa ăn có thể áp dụng giống với trẻ 9 tháng. Số lượng nước hoa quả và hoa quả nghiền, sữa chua, pho mai hộp hoặc pho mai miếng có thể tăng thêm theo nhu cầu của trẻ. Từ lúc này, có thể cho trẻ ăn thêm 1-2 lòng đỏ trứng gà mỗi tuần, nấu lẫn với súp rau của hoặc ăn riêng.
Chế độ ăn dặm của mỗi trẻ phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi trẻ khác nhau, không nhất thiết phải cho trẻ ăn tất cả những đồ ăn hay bữa ăn phải cố định như trên. Mẹ có thể thay đổi bữa ăn của bé sao cho phù hợp với sức ăn của mỗi bé, không nhất định bé phải ăn bằng các bạn, hãy cho trẻ ăn theo nhu cầu, tránh việc ép trẻ ăn khiến trẻ sợ ăn và dần dần trở nên biếng ăn.
Chế độ ăn uống cho trẻ từ 7 tới 12 tháng tuổi
Theo NTD