Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
– Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng nhu mô phổi do các vi khuẩn như Liên cầu khuẩn hoặc virus cúm A gây ra.
– Viêm phổi thường xảy ra khi gặp các điều kiện thuận lợi như: Thời điểm giao mùa, cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột do thời tiết; uống đồ lạnh; ngồi trong phòng điều hòa lâu; trẻ ra nhiều mồ hôi không được lau khô và thấm ngược khiến trẻ bị lạnh hoặc trẻ tắm ngay sau khi đi chơi về chưa kịp lau khô mồ hôi, tắm lâu khiến cơ thể nhiễm lạnh …
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Những trẻ sinh non, có cơ thể suy yếu, lười ăn, suy dinh dưỡng, thiếu chất càng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch kém phát triển.
Triệu chứng
Các biểu hiện thường rất phức tạp và đa dạng:
– Giai đoạn sớm: Trẻ chỉ sốt nhẹ có thể xu hướng tăng dần, ho húng hắng, chảy nước mũi, khò khè, bỏ bú, quấy khóc…
– Giai đoạn sau: Nếu trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát thì sẽ diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao 39 – 40ºC, ho tăng lên, có đờm dạng mủ vàng hoặc xanh, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú, tím môi, tím đầu chi….
Ngoài ra trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Tình trạng này sẽ kéo dài gây thiếu oxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc kính thích co giật…
Dấu hiệu viêm phổi nặng ở trẻ
– Khi viêm phổi diễn tiến thành nặng, phổi sẽ ngày càng mất tính mềm mại có thể trở nên đặc cứng làm trẻ phải gắng sức nhiều để thở. Khi đó các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành – một loại cơ hô hấp ngăn đội ngực và bụng, phải tăng cường co bóp để bù đắp. Khi đó phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào khi trẻ hít vào.
– Như vậy khi trẻ có dấu hiệu thở co rút lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.
– Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và vụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.
Biến chứng
Do độc lực của tác nhân gây bệnh mạnh, sức đề kháng kém, có bệnh mạn tính, điều trị không đúng, bệnh sẽ dẫn đến:
– Áp xe phổi.
– Tràn dịch, mủ màng phổi, màng tim.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Phù phổi cấp (do thương tổn lan tỏa).
– Nhiễm trùng huyết.
Điều trị
Điều trị triệu chứng: Bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc long đờm.
Điều trị nguyên nhân: Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh thì dùng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ. Nếu không có kháng sinh đồ thì dựa vào lứa tuổi và diễn biến của bệnh mà lựa chọn các loại kháng sinh mở rộng.
Điều trị hỗ trợ: Hạ nhiệt bằng thuốc và chườm mát, làm thông thoáng đường thở bằng cách hút đờm dai, nằm cao đầu, nới rộng quần áo. Cho thở oxy nến trẻ có biểu hiện suy thở. Nếu tím tái nặng, ngừng thở thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ. Khi sốt cao kéo dài, có biểu hiện mất nước thì cần truyền dịch.
Chăm sóc: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi tại giường, tránh gió lùa, uống và lau người bằng nước ấm giúp hạ sốt và giảm triệu chứng.
Phòng bệnh
– Chăm sóc sức khoẻ sản phụ, hạn chế các trường hợp sinh non, thiếu cân.
– Bảo đảm vệ sinh vô trùng khi sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ được bú mẹ sớm, ăn dặm, tránh suy dinh dưỡng.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Tiêm chủng đầy đủ, chủng ngừa (cúm, á cúm, thuỷ đậu, Hib, phế cầu…).
– Tránh cho trẻ ở lâu trong phòng máy lạnh, tránh môi trường khói bụi, thuốc lá, nhà ở tối tăm chật hẹp.
– Người lớn cần hạn chế ăn uống đồ lạnh, không tắm lâu, bổ sung các loại thực phẩm tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ.
Viêm phổi trẻ em là bệnh rất thường gặp,là bệnh chữa được nếu đến sớm và chẩn đoán điều trị đúng. Trái lại,dễ dẫn tới tử vong nếu trẻ đến muộn hoặc không được điều trị đúng mức. Khi cha mẹ thấy trẻ có những bệnh lý về đường hô hấp cần sớm điều trị khỏi cho trẻ, tránh để bệnh phát triển và vi khuẩn, virus tấn công vào phổi. Khi phát hiện thấy trẻ có các triệu chứng trên, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở ý tế.
Theo NTD