Bệnh viêm cầu thận mạn là gì?
Bệnh viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương cầu thận, tiến triển từ từ, kéo dài nhiều năm. Viêm cầu thận mạn tính sẽ có nguy cơ biến chứng suy thận gây hậu quả xấu cho người bệnh, làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân
Do viêm cầu thận diễn biến kéo dài > 3tháng: 10-12% hoặc viêm cầu thận cấp phối hợp thận hư.
Do các bệnh toàn thân như Luput ban đỏ hệ thống, dị ứng, đái đương, bệnh cầu thận di truyền, tăng huyết áp.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Bệnh viêm cầu thận mạn tính cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc chứng xuất huyết dạng thấp (bệnh Scholein-Henoch). Hoặc sự tổn thương cầu thận do bệnh lý mạch máu bởi sự viêm mạch máu nhỏ ở nhiều cơ quan, trong đó chủ yếu là phổi và thận.
Nhiễm virus, vi khuẩn, nhiễm trùng như:
– Virut viêm gan B, C hoặc quai bị, sởi cũng có thể để lại viêm cầu thận mạn, tuy nhiên, tỷ lệ thấp.
– Viêm cầu thận cấp do viêm màng trong tim bởi vi khuẩn liên cầu nhóm D hoặc viêm họng bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes).
– Viêm cầu thận mạn tính mà hậu quả là do bị bệnh sốt rét, bệnh phong bởi vi khuẩn Mycobacterrium leprae.
Ngoài ra, viêm cầu thận mạn tính cũng có thể do mắc các bệnh ác tính như bệnh bạch cầu cấp, bệnh bạch cầu mạn tính, Sarcoma hạch hoặc bị ngộ độc bởi một số kim loại nặng như nhiễm độc muối vàng.
Triệu chứng
Khi trẻ bị bị viêm cầu thận mãn trẻ có thể sốt, mệt mỏi, đau bụng.
Ngoài ra còn có những triệu chứng sau:
Nước tiểu thay đổi
Trong hoặc hơi vàng, khối lượng có thể nhiều hoặc ít. Protein niệu luôn luôn dương tính ,đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán cao.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ure niệu giảm, Createnin niệu giảm. Có trụ hình, trụ hạt, hồng cầu, bạch cầu. Tỉ trọng nước tiểu thấp
Phù: Với đặc điểm phù thận, có thể nhẹ, kín đáo, có khi phù to nhất là khi có phối hợp với thận hư.
Tăng Ure huyết
Tuỳ mức độ có thể nặng nhẹ khác nhau như buồn nôn, nôn, ỉa lỏng, lưỡi khô, môi khô. Thần kinh thì lờ đờ, hôn mê, co giật…. và rối loạn nhịp thở
Định lượng Ure máu thấy tăng cao.
Về tim mạch
Tănghuyết áp: Cả số tối đa và tối thiểu, tăng hằng định. Có thể có suy tim.
Thiếu máu nhược sắc: Từ từ, kín đáo điều trị không thuyên giảm.
Biến chứng
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có khuynh hướng diễn tiến lâu dài và đưa đến tình trạng suy thận mãn.
Một vài trường hợp trầm trọng có thể có biến chứng cao huyết áp cấp cứu hoặc suy tim, thậm chí người bệnh có thể bị vô niệu, thận hư không lọc được nước tiểu, có thể gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Điều trị
Điều trị viêm cầu thận mãn ở trẻ chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng, nếu có yếu tố tăng nặng phải điều trị triệt để và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu.
Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, ăn nhạt. Hạn chế nước, số lượng nước uống có thể tính bằng số lượng nước tiểu ngày hôm trước cộng thêm 200ml.
Điều trị căn nguyên như bệnh Lupus ban đỏ, thận hư, đái đường.
Khi có suy thận phải có chế độ điều trị khác đặc hiệu hơn.
Hàng ngày cân, đo huyết áp và đo lượng nước tiểu. Giữ ấm và vệ sinh răng miệng, thân thể.
Phòng bệnh
Khi trẻ có những bệnh cấp tính có nguy cơ gây biến chứng viêm cầu thận cần điều trị dứt điểm.
Cần điều trị đứt điểm ngay khi có những dấu hiệu hoặc phát hiện bị viêm cầu thận cấp cho trẻ. Với những bệnh toàn thân có n guy cơ viêm cầu thận cần theo dõi định kỳ đầy đủ.
Luôn luôn cho trẻ uống đủ nước và ăn uống khoa học giúp bảo vệ chức năng thận cũng như nâng cao sức khỏe.
Bệnh viêm cầu thận mãn thường có biểu hiện bệnh kín đáo ít triệu chứng rầm rộ nên cha mẹ thường đưa trẻ đến bệnh viện khi bệnh đã quá muộn, đã ở giai đoạn cuối của bệnh thận. Do vậy, bệnh nhân nên đi để được phát hiện sớm bệnh thận và được điều trị kịp thời. Đặc biệt những trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh thận, tăng huyết áp, đái tháo đường là những người có nguy cơ cao hơn những đối tượng khác. Còn những trẻ đã được chẩn đoán viêm cầu thận mãn thì cần được theo dõi và điều trị tại chuyên khoa thận tiết niệu.
Theo NTD