của các tế bào cũ bị phá hủy, ở trẻ sơ sinh hoạt động của gan chưa tốt nên các chất này tích tụ trong cơ thể. Trẻ bị vàng da cần theo dõi chặt chẽ để phân biệt giữa sinh lý và bệnh lý
của các tế bào cũ bị phá hủy, ở trẻ sơ sinh hoạt động của gan chưa tốt nên các chất này tích tụ trong cơ thể. Trẻ bị vàng da cần theo dõi chặt chẽ để phân biệt giữa sinh lý và bệnh lý
Tình trạng vàng da ở trẻ
Vàng da sinh lý: Xuất hiện 2 – 3 ngày sau sinh. Trẻ có biểu hiện vàng da nhẹ ở mặt, ngực. Trẻ vẫn khỏe, bú tốt, tăng cân tốt, tiêu phân vàng. Thường tự khỏi sau 7 – 14 ngày.
Vàng da bệnh lý: Thường xuất hiện sớm trong 24 giờ đầu sau sinh. Với những biểu hiện Vàng da nhiều, tăng nhanh. Trẻ bú kém, khóc thét, lừ đừ, thiếu máu, có thể kèm theo gan lách to, tăng trương lực cơ, ưỡn cổ và thân, sốt, co gồng, co giật, tiêu phân bạc màu….. Thời gian vàng da kéo dài hơn.
Nguyên nhân
Có một số nguyên nhân gây vàng da ở trẻ như:
Vàng da sinh lý: Thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi trẻ mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Vàng da do nhiễm khuẩn: Hay gặp nhất ở trẻ mới sinh là nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da. Vàng da có thể xuất hiện sớm, hoặc muộn.
Vàng da do người mẹ mắc giang mai: Vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to.
Vàng da do virus: Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua nhau thai gây nên.
Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh: Bệnh xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh (-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+).
Vàng da do tắc mật bẩm sinh: Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau.
Điều trị vàng da sơ sinh
Điều trị vàng da sinh lý
– Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: Đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng).
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hoá.
– Hằng ngày, cần theo dõi (liên tục từ 7 – 10 ngày sau sinh) các vùng lan rộng của bệnh vàng da và các triệu chứng xuất hiện kèm theo. Bệnh sẽ tự hết sau 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.
Điều trị vàng da bệnh lý: Các chế độ chăm sóc trẻ giống như trẻ vàng da sinh lý. Còn việc điều trị cần căn cứ vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ mà sử dụng các biện pháp điều trị sau:
Chiếu đèn :
– Được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg) có nồng độ bilirubin trong máu vào ngày thứ nhất: 40mg/l; ngày thứ 2: 130mg/1; ngày thứ 3: 160mg/l. Sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400-500nm, cực điểm 450-460nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của Bilirubine (ánh sáng màu xanh dương).
– Năng lượng ánh sáng xuyên qua da để tác động lên các phân tử Bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử Bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu).
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Đèn rọi vào da trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể rọi đèn liên tục hay cách quãng, rọi đèn 1 chiều hay 2 chiều. Chiếu đèn liên tục từ 3 – 15 ngày, tuỳ theo mức độ của bệnh. Có thể cho trẻ chiếu đèn trong lồng ấp, giữ nhiệt độ từ 30 – 32oC. Cân nặng của trẻ càng thấp, nhiệt độ trong lồng ấp càng cao.
– Lưu ý khi chiếu đèn: Cần cho trẻ uống thêm nước, bú nhiều để bổ sung nước cho cơ thể. Hoặc truyền thêm dung dịch đường 10%.
Thay máu khi trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.
Giữa ngưỡng vàng da sinh lý đến bệnh lý rất mong manh. Hơn nữa, có những bé dù không có triệu chứng của vàng da, không nôn, vẫn chơi bình thường nhưng chất Bilirubin đã thấm vào não gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, có điều kiện, tốt nhất cho con tới viện khám để được lấy máu kiểm tra. Được điều trị đúng cách, trẻ sẽ hết vàng da và không để lại bất cứ di chứng gì cho sức khoẻ của trẻ sau này.
Vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị
Theo NTD