Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

0
47
Tiêu chảy cấp là một trong những chứng bệnh rất quen thuộc và phổ biến nhất đối với trẻ em. Hàng năm có rất nhiều ca trẻ em nhập viện vì bệnh tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp thường do nhiễm trùng đường ruột. Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ.

 

Tổng quan về tiêu chảy cấp

 

– Tiêu chảy là chỉ số lần đại tiện tăng, thường mỗi ngày trên 3 lần, phân loãng hoặc như nước, có khi còn lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ.

 

– Trẻ em tiêu chảy thường do nhiều nguyên gây ra, là bệnh rất thường gặp.

 

Nguyên nhân

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Nhiễm trùng đường ruột: Tác nhân có thể là do vius, vi trùng, hoặc ký sinh trùng… mỗi loại sẽ có những biểu hiện và cách điều trị khác nhau.

 

– Do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn (thường thì bất dung nạp lactose là một loại đường có trong sữa), chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài…

 

– Ăn uống không đảm bảo vệ sinh: Những trường hợp ăn uống không vệ sinh có thể do thực phẩm, quá trình chế biến thức ăn . Hoặc dụng cụ chế biến thiếu vệ sinh ( vệ sinh không đúng cách núm vú và bình sữa với những trẻ còn đang bú ), hoặc do việc không vệ sinh tay trước khi ăn….

 

Triệu chứng

 

-Trẻ đau bụng: Bé đau bụng dữ dội hoặc theo từng cơn. Hoặc đau quặn vùng bụng, kèm theo đó là tình trạng bé quấy khóc, nôn mửa, biếng ăn…

 

– Đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước: Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.

 

– Sốt cao: Nếu nguyên nhân bé bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn và bị tổn thương đường tiêu hóa bé sẽ bị sốt cao từ 38 độ trở lên, bên cạnh đó sẽ đi kèm theo nhiều triệu trứng ở mạch, mắt…

 

– Mệt mỏi, vã mồ hôi (triệu chứng mất nước): Do đau bụng, sốt và tiêu đi ngoài quá nhiều nên có thể gây ra tình trạng mất nước trẻ sẽ có những triệu trứng khát ước, khô miệng lưỡi..

 

Biến chứng

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Trẻ sốt cao , mất nước có thể gây tử vong: Sốt cao cộng với việc tiêu chảy sẽ làm trẻ bị mất nước, nếu không bổ sung kịp thời trẻ sẽ bị “cạn nước trong người” dần (từ chuyên môn gọi là “có dấu mất nước”). Nếu cơ thể “cạn nước” thì sẽ hoạt động yếu dần, và nếu không được bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

 

– Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể mà hậu quả là các hoạt động của các cơ quan sẽ bị rối loạn.

 

– Nếu tiêu chảy kéo dài sẽ dễ đưa đến suy dinh dưỡng, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, góp phần làm tử vong dễ xảy ra.

 

Điều trị

 

– Khi trẻ có dấu hiệu bị nhẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể. Thậm chí là phải truyền nước.

 

– Cho trẻ ăn nhiều hơn, nếu ăn ít hoặc bỏ ăn trẻ sẽ bị sút cân, yếu đi kèm theo chức năng phục hồi đường ruột cũng tiến triển chậm theo.

 

– Cho bé sử dụng một số loại thuốc cầm tiêu chảy tùy theo độ tuổi và triệu chứng của bé theo đơn của bác sĩ

 

– Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đau bụng quằn quại, sốt cao, đại tiện ra máu…nên cho trẻ đến phòng y tế gần nhất để điều trị.

 

Phòng bệnh

 

– Ăn chín, uống sôi: Sử dụng các thực phẩm rõ nguồn gốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng đồ ăn để lâu ngày.

 

– Uống nước sôi, không được uống nước lã hay nguồn nước bị ô nhiễm.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Tiêm  phòng định kỳ cho trẻ.

 

– Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 

 

Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp do nhiễm trùng đường ruột hoặc ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Bệnh diễn biến nhanh và nếu không điều trị kịp thời, trẻ bị mất nước nhiều, sốt cao có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy cha mẹ cần có những biện pháp phòng bệnh, vệ sinh hàng ngày và vệ sinh ăn uống cho trẻ

Theo NTD

Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

 

Theo NTD