Thông liên thất là gì?
Thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh trong đó có một hoặc nhiều lỗ thông ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau của vách liên thất tạo ra sự thông thương giữa tuần hoàn phổi và tuần hoàn hệ thống.
Nguyên nhân
– Mẹ bị các bệnh nhiễm trùng hoặc sử dụng một số loại thuốc ( chống co giật, nội tiết tố…) trong 3 tháng đầu thai kỳ.
– Một số bệnh toàn thân của mẹ( Đái tháo đường, lupus ban đỏ…).
– Mẹ nghiện rượu hoặc bị tiếp xúc với một số độc chất, hoá chất, tia xạ…cũng là các yếu tố cần xem xét.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Phân loại
– Thông liên thất phần màng (membranous)
– Thông liên thất phần buồng nhận (inlet)
– Thông liên thất phần phễu (outlet)
– Thông liên thất phần cơ (Trabecular).
Các triệu chứng của khuyết tật thông liên thất
Dù các triệu chứng của khuyết tật thông liên thất không thường xuyên xảy ra, trẻ em mắc bệnh này có triệu chứng tương tự như bệnh nhân bị suy tim, bao gồm:
– Khó thở kèm theo thở dốc liên tục
– Nhịp tim nhanh
– Nhạy cảm với các bệnh viêm đường hô hấp
– Khó đạt được và duy trì trọng lượng bình thường
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Chẩn đoán khuyết tật thông liên thất
– Xét nghiệm đầu tiên của bác sỹ sẽ là nghe nhịp tim cho trẻ bằng ống nghe.
– Điện tâm đồ được sử dụng để kiểm tra tín hiệu điện của tim.
– Bệnh nhân cũng có thể chụp X-quang ngực để quan sát tim và phổi.
– Trong một số trường hợp, cũng có thể siêu âm tim để kiểm tra tim kỹ hơn.
Tiến triển
– Thông liên thất nhỏ (nhóm I): có thể tự đóng(20 -30% trong 6 tháng đầu). Phần lớn bệnh nhân không có các triệu chứng cơ năng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là khá cao.
– Thông liên thất lớn (nhóm II): trẻ dễ bị các đợt nhiễm trùng hô hấp kéo dài, dễ tái phát, chậm phát triển thể chất, suy tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tăng áp lực động mạch phổi nặng dần dẫn tới đảo Shunt (hội chứng Eisenmenger) và tử vong.
Điều trị khuyết tật thông liên thất
– Trong nhiều trường hợp, không cần điều trị khuyết tật thông liên thất. Chỉ cần quan sát thường xuyên đối với trường hợp mắc bệnh nhẹ. Trẻ nhỏ cần kiểm tra thường xuyên và đều đặn hơn so với khi lớn, chúng chỉ cần xét nghiệm vài năm một lần.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
– Trong trường hợp có quá nhiều dịch trong phổi, trẻ em được cho uống thuốc lợi tiểu để giúp chúng tránh khỏi dịch thừa. Loại thuốc này thường được yêu cầu đối với bệnh nhân có triệu chứng suy tim. Bệnh nhân cũng có thể phải uống thuốc điều trị huyết áp cao để hạ huyết áp và giảm áp lực cho tim.
– Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phẫu thuật đóng lỗ hổng trên thành tâm thất. Trong phẫu thuật thông tim.
Khi trẻ nhỏ có các triệu chứng của bệnh thông liên thất thì bố mẹ nên đưa con đi khám để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm!
Thông liên thất dị tật tim bẩm sinh hay gặp nhất ở trẻ.
Theo NTD