Biểu hiện bệnh: Thời gian ủ bệnh từ khi mắc bệnh tới khi có các triệu chứng vào khoảng 3 tuần, nhưng bệnh có thể lây sang trẻ khác trước khi có triệu chứng bệnh mấy ngày. Triệu chứng chính của bệnh là tuyến nước bọt mang tai (một hoặc cả hai bên) bị viêm sưng phồng lên. Sưng đau nhưng không đỏ tấy, không hóa mủ và khi sờ vào sẽ làm trẻ đau. Trẻ nuốt khó, đôi khi há miệng cũng khó, kèm theo sốt nhẹ, có thể đau bụng, đau đầu, cảm giác đau trong tai. Bệnh thường kéo dài chừng một tuần nếu không có biến chứng. Bệnh có thể nhầm với viêm tuyến mang tai do tạp khuẩn. Vì vậy nếu trẻ có biểu hiện bệnh, bạn cần mang trẻ tới khám bác sĩ để chẩn đoán rõ ràng và dự phòng biến chứng.
Quai bị thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi
Biến chứng:
Viêm tinh hoàn: Biến chứng này hay gặp ở tuổi dậy thì, trẻ sốt cao, tinh hoàn một bên hoặc cả hai tấy đỏ và đau. Lúc này, trẻ cần được nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, đeo khố để cho đỡ đau. Ngày nay, người ta thấy rằng các biến chứng viêm tinh hoàn ít khi ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, không như nhiều người vẫn nghĩ trước đấy
Viêm màng não, viêm não: Ít gặp
Điều trị:
Bệnh quai bị hiện giờ vẫn chưa có thuốc đặc trị, thông thường nếu được chăm sóc, kiêng cữ tốt trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng vài ngày
Trẻ cần được nghỉ ngơi tại giường trong suốt thời kỳ có sốt để tránh biến chứng. Nhiều trẻ hết đau ở một bên tai, hết sốt, tưởng đã khỏi nhưng bệnh lại bắt đầu nổi lên ở bên tai kia.
Vệ sinh răng miệng sạch, xúc miệng bằng nước muối.
Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng để tránh phải nhai nhiều
Để đỡ đau, bác sĩ có thể cho trẻ dùng Aspirin, liều lượng tùy theo lứa tuổi và cân nặng.
Nếu có biến chứng, bác sĩ sẽ điều trị các biến chứng.
Phòng bệnh
Tiêm phòng và cách ly trẻ bị bệnh
Nguyên nhân và biến chứng quai bị ở trẻ
Theo NTD