Trẻ ở tuổi nhà trẻ, mầm non dễ mắc giun kim. Một trẻ bị mắc giun kim khi bò hoặc ngồi chơi dưới đất, trứng giun kim sẽ rơi ra đất rồi theo tay hoặc đồ chơi vào miệng. Như vậy, trẻ dễ làm lây sang nhau hoặc tự làm cho mình bị nhiễm trứng giun của chính mình. Cha mẹ có thể nhận biết con bị nhiễm giun qua một số biểu hiện sau:
– Về tiêu hóa: Trẻ ăn uống kém, hoặc có trường hợp vẫn ăn tốt nhưng không tăng cân. Đau bụng vùng quanh rốn hoặc thành cơn ở hố chậu phải. Trẻ có nhiều giun đũa thì thường đau khi đói. Trẻ có thể nôn trớ, có thể có biểu hiện lợm giọng buồn nôn lúc buỏi sáng ngủ dậy. Một số trẻ có thế có biểu hiện đi tướt. Khi có quá nhiều giun có thể thấy nôn hoặc đi ngoài ra giun.
– Trẻ có biểu hiện thiếu máu, da dẻ xanh xao.
– Trẻ có kém ngủ, đêm ngủ hay trằn trọc, có thể hay nằm sấp, kém tập trung chú ý.
– Nếu bị nhiễm giun kim trẻ có thêm biểu hiện ngứa hậu môn, hậu môn có thể bị viêm đỏ, bé gái có thể bị viêm âm đạo.
– Một số trẻ có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, kém ăn do ấu trùng di chuyển ở phổi.
– Xét nghiệm máu thấy lượng bạch cầu ưa axit tăng.
– Xét nghiệm phân thấy trứng giun.
Trẻ em ở ta hay mắc ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ hay gặp nhất là giun đũa và giun kim. (Ảnh minh họa. Nguồn: internet)
Sán. Trẻ bị nhiễm sán thường do ăn thịt bò hoặc một số loại thịt đỏ chưa nấu chín. Trẻ có sán thường đi ngoài ra những đoạn sán nhỏ màu trắng. Những đoạn này có chứa rất nhiều trứng ở bên trong. Cha mẹ có thể thấy những khúc sán như thế ở quần, ở trên giường của trẻ.
Cách chữa trị. Hiện nay, có nhiều loại thuốc hiệu nghiệm trị giun sán, mỗi loại có một thứ thuốc riêng. Khi thấy con có biểu hiện nhiễm giun sán cha mẹ có thể cho con đi khám, làm xét nghiệm phân. Sau khi xác định được trẻ nhiễm lọai giun nào, bác sỹ sẽ cho thuốc thấy theo đúng loại. Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu không có điều kiện để làm xét nghiệm phân, bạn có thể cho con tẩy giun mỗi năm một lần (trong trường hợp cần thiết, một số nhà trẻ, truuwòng mầm non đề nghị tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần). Lưu ý, thuốc tẩ giun nên mua theo lời khuyên của bác sỹ hoặc dược sỹ.
Các thuốc tẩy giun sán thường dành cho trẻ trên 2 tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi nếu bị nhiễm giun thì có thể có một số thuốc riêng. Khi tẩy giun cho trẻ cần theo đúng hướng dẫn của bác sỹ hoặc dược sỹ.
Phòng bệnh. Ngoài việc tẩy giun, nên phòng cho cả gia đình bằng cách:
Tập cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sáu khi chơi xong
– Giữ gìn vệ sinh ăn uống, rửa sạch đồ ăn, đặc biệt là rau sống. Rau sống muốn rửa sạch cần rửa từng là dưới vòi nước chảy từ hai đến 3 lần..
– Không ăn thịt chưa nấu chín.
– Rửa sạch tay trước khi ăn uống.
– Cắt móng tay sạch sẽ và với trẻ nhỏ thì dạy trẻ không nên mút tay hoặc cho tay vào miệng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ nhiễm giun và cách điều trị
Theo NTD