Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.
Bệnh sởi nếu chăm sóc không đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Sởi có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, gây thân thần phân liệt, trầm cảm….Các biến chứng khác có thể gặp là: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…
Ban sởi ở trẻ: Nguồn internet
Triệu chứng bệnh sởi
– Các triệu chứng của sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 đến 40 độ C, sốt liên tục.
– Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy. Trẻ ăn kém, mệt, mỏi
– Sau khi sốt 3 đến 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân.
– Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi
– Cho trẻ nằm nơi mát mẻ thoáng khí, không cần phải kiêng nước, kiêng gió.
– Giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tắm rửa hằng ngày, vệ sinh răng miệng đúng cách.
– Rửa, nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ ngày.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt cao thì nên hạ nhiệt bằng cách dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế uy tín để bác sỹ kiểm tra đề phòng những biến chứng nguy hiểm gây viêm nhiễm các bộ phận khác nhau trong cơ thể.
– Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng tốt cho hệ tiêu hóa, nên ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước hoa quả, uống nhiều nước để phòng bé bị mất nước do tiêu chảy hoặc sốt cao.
– Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…
– Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.
Tiêm phòng vắc-xin để phòng bệnh sởi: Nguồn internet
Cách phòng bệnh sởi cho trẻ
– Trẻ từ 9 tháng tuổi nên cho đi tiêm vắc- xin phòng bệnh sởi.
– Trong giai đoạn đầu khi trẻ phát bệnh nên cách ly để tránh lây lan sang các trẻ khỏe mạnh khác.
– Trẻ còn nhỏ dưới 6 tháng tuổi thường rất ít khi bị sởi. Tuy nhiên không nên chủ quan mà đưa bé đi khám để có hướng điều trị kịp thời.
Với tình trạng dịch sởi đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo, chỉ có biện pháp tiêm phòng mới có thể kiểm soát tốt được dịch sởi. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt cao và phát ban, cha mẹ cần trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị và cách ly kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng, hơn nữa cha mẹ cần có chế độ chăm sóc trẻ thật chu đáo để nhanh chóng khỏi bệnh.
Theo NTD