Định nghĩa
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Có đặc điểm lâm sàng là màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng, một số tạo ra độc tố gây viêm cơ tim và viêm dây thần kinh ngoại biên.
Thông thường vi khuẩn bạch hầu gây bệnh ở đường hô hấp là loại độc tố (tox +), loại gây bệnh ở da thường là vi khuẩn không tiết tiết ra độc tố (tox -).
Nguồn ảnh: Internet.
Nguyên nhân
Vi khuẩn bạch hầu là một trực trùng gram (+) hiếu khí, không di động, không tạo bào tử, kích thước khoảng 2-6µm, có hình dùi trống hoặc như quả tạ. Dựa vào hoạt tính tan huyết, phản ứng lên men các loại đường và các loại phản ứng sinh hóa mà chia vi khuẩn bạch hầu ra các dòng khác nhau.
Độc tố bị trung hòa bởi kháng độc tố khi còn lưu hành trong máu, sự tổng hợp độc tố phụ thuộc vào 2 yếu tố: vi khuẩn có mang gen tox và yếu tố dinh dưỡng. Cả hai chủng mang độc t ố và không mang độc tố đều có khả năng gây bệnh, nhưng chỉ riêng chủng có sản xuất độc tố mới gây viêm cơ tim và viêm dây thần kinh.
Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu, bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da có chứa vi khuẩn bạch hầu.
Biểu hiện
Biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ, tình trạng miễn dịch bản thân và mức độ lan tràn độc tố trong máu.
Bạch hầu mũi
Biểu hiện như viêm đường hô hấp, đặc biệt có chảy nước mũi, dần dần chất dịch mũi nhầy quánh, đôi khi lẫn máu và làm tổn thương bờ môi trên. Dịch mũi có mùi hôi.
Triệu chứng toàn thân nghèo nàn.
Thăm khám sẽ có màng trắng trong hốc mũi.
Bạch hầu họng-Amydal
Chiếm khoảng 1/2-2/3 trường hợp.
Chán ăn, sốt nhẹ, bất an, nhiệt độ trong khoảng 38-38,5ºC.
Viêm họng, màng giả xuất hiện sau 1-2 ngày, ban đầu màng giả mỏng, màng trắng ngà, lan dần từ amydal đến vòm khẩu cái, màng giả dính với niêm mạc bên dưới và thành họng sau, có thể lan xuống thanh khí quản, nếu bóc màng giả sẽ gây chảy máu.
Nguồn ảnh: Internet.
Hạch bạch huyết vùng cổ phản ứng có khi phù nề vùng mô mềm tạo thành triệu chúng gọi là dấu cổ bò “Bull neck”, có khi xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, tiểu ra máu, tình trạng kéo dài vài ngày rồi nhanh chóng chuyển sang nhiễm độc nặng và tử vong.
Có thể xuất hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn, thay đổi giọng nói, ăn uống sặc, khó nuốt, lú lẫn hôn mê và tử vong sau khoảng 7-10 ngày.
Bạch hầu thanh quản
Do sự lan xuống của màng giả từ họng.
Khó thở dữ dội, tiếng rít thanh quản, phản xạ co kéo trên xương ức, thượng đòn và khoang gian sườn dữ dội gây tắt thanh quản, tắc thở đột ngột.
Biến chứng
Có hai biến chứng là biến chứng do màng giả lan rộng và biến chứng do độc tố gây nên.
Màng giả lan rộng xuống thanh quản, khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp và tử vong.
Viêm cơ tim có thể xảy ra với cả bạch hầu nặng và nhẹ. Tỉ lệ viêm cơ tim là 10-25%, tử vong do viêm cơ tim là 50-60%.
Biến chứng thần kinh thường xuất hiện muộn, liệt khẩu cái hai bên, liệt vận động, liệt phần mềm của lưỡi gà tuần thứ 3, liệt cơ vận nhãn tuần thứ 5 nó là nguyên nhân nhìn mờ và lác. Viêm dây thần kinh cơ hoành, liệt cơ hoành,. Liệt chi hoàn toàn nhưng hiếm gặp.
Điều trị
Điều trị trung hòa độc tố bằng SAD (Serum anti diphterique).
Điều trị loại bỏ vi khuẩn bằng kháng sinh để ngăn chặn sản xuất tiếp tục độc tố của vi khuẩn.
Điều trị hỗ trợ
– Nghỉ ngơi, bù nước và điện giải, khai khí quản, prednisolon (chống chỉ định cho trường hợp viêm cơ tim).
– Chùng ngừa là cần thiết sau thời kỳ phục hồi vì một nửa số trường hợp sau khi hồi phục không có được miễn dịch với bệnh bạch và tiếp tục cso khả năng bị tái nhiễm.
Nguồn ảnh: Internet.
Phòng ngừa
Phòng bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi: thực hiện theo lịch tiêm chủng mở rộng bằng chủng ngừa vacxin bạch hầu-ho gà-uốn ván.
Người thân được xem là người tiếp xúc với bệnh, tiêm một liều biến độc tố bạch hầu và điều trị kháng sinh theo chỉ định.
Người mang mầm bệnh không phát bệnh nếu phát hiện vi khuẩn do nuôi cấy thì được tiêm một liều biến độc tố bạch hầu, dùng kháng sinh 7-10 ngày và theo dõi biến chứng.
Bạch hầu gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng cho cuộc sống của trẻ, nhưng hiện nay đã có vacxin phòng bệnh. Bệnh do vi khuẩn gây ra nên hoàn toàn có thể điều trị khỏi khi phát hiện sớm và trẻ có cơ hội hồi phục hoàn toàn sau một thời gian điều trị.
Theo NTD