Hội chứng tiền kinh nguyệt ( những biểu hiện trước khi có kinh)

0
71
Hội chứng tiền kinh là một nhóm lớn các triệu chứng xuất hiện một cách đều đặn và dự đoán được khoảng 12 ngày trước khi hành kinh.


 

Hình thái triệu chứng có thể thay đổi tuỳ theo từng người, song 75% phụ nữ có thể ý thức được ít nhất một trong số những triệu chứng liệt kê sau đây.

 

Ứ nước:                          

                                            – Đau                                            – Các phản ứng của hệ thần kinh tự trị

Tăng cân                       Nhức đầu                                      Chóng mặt/ ngất lịm, ra mồ hôi lạnh.

Đau vú                           Đau Lưng                                       Buồn nôn/Nôn mửa

Trướng bụng                Mệt mỏi                                          Các cơn bốc hoả

Cảm giác trì trệ.           Cứng cơ

 

Thay đổi tính tình                       – Mất khả năng tập trung                    – Linh tinh

Căng thẳng                                   Hay quên                                               Cảm giác ngột ngạt

Dễ kích động                                Vụng về lúng túng                                 Đau ngực

Trầm cảm                                     Khó khăn đề xuất quyết định              Trống ngực

Khóc lóc                                        Kém ngủ                                                Tê cóng, kim châm

 

 

Đăc điểm lâm sàng

 

+ Tuổi trung bình xuất hiện các triệu chứng là 35, tuy nhiên có thể gặp ở tuổi dậy thì. Lập gia đình và sinh đẻ không có tác động gì đến hộic hứng tiền kinh, tuy nhiên thường gặp nhiều hơn ở những phụ nữ chuyên nghiệp phải xuất hiện trước công chúng và không thể dễ dàng nghỉ việc được.

 

+ Các khó chịu gặp phổ biến nhất là trướng bụng, đau tức vú, hay cáu gắt và muốn tránh bất kỳ hoạt động gì, song bất luận một triêu jchứng nào cunbgx có thể trội hẳn lên so với các triệu chứng khác.

 

+ Yêu cầu cảu chẩn đoán hội chứng tiền kinh là triệu chứng phải có liên quan giai đoạn trước khi hành kinh của chu kỳ, những triệu chứng này không được xuất hiện một cách đều đặn ở bất kỳ thời gian nào khác, và phải nhanh chóng thuyên giảm khi hành kinh bắt đầu.

 

Điều trị

 

Điều trị hội chứng tiền kinh (HCTK) đều tập trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, chứ không có thuốc để trị dứt rối loạn. Ngoài ra, không có phương thức nào có thể áp dụng chung cho chị em. Do đó mỗi người nên dò dẫm để tìm ra cách làm giảm khó khăn của mình.

Nếu bệnh quá trầm trọng, nên đi tham khảo ý kiến bác sĩ.

Sau đây là một số phương thức có thể áp dụng:

Trưóc hết là mỗi người nên thực hiện một “nhật ký kinh kỳ”. Trong nhật ký, sẽ ghi lại các chi tiết như dấu hiệu khó khăn, xảy ra bao giờ, nặng hay nhẹ, kéo dài bao lâu, ảnh hưởng thế nào lên tâm tính, hành vi, sinh hoạt hàng ngày và mình làm gì để giảm thiểu khó khăn.

Nhờ nhật ký này, ta có thể có kinh nghiệm đối phó với hội chứng trong các cơn rối loạn tiền kinh sẽ xảy ra trong tương lai.
-Trong thời kỳ có rối loạn, nên ăn uống nhẹ nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tăng carbohydrat phức tạp (cơm, mì…), bớt một chút các chất đạm (thịt đỏ) và chất béo, ăn nhiều rau trái, các loại hạt. Chia phần ăn trong ngày ra làm nhiều bữa nhỏ để tránh nặng bụng

– Bớt thức ăn quá mặn mấy ngày trước khi có kinh để tránh sưng phù cơ thể. Tế bào não cũng giữ nước và đưa tới nhức đầu.

 

Giảm muối do đó cũng giảm nhức đầu và ta có thể tập trung vào công việc nhiều hơn.

-Dùng thêm sinh tố B các loại, sinh tố E, khoáng kẽm, calcium

-Có ý kiến ăn thêm dứa vì nước dứa có chất bromelain, một loại enzym có thể làm thư giãn cơ bắp, giảm đau bụng

-Tránh uống nhiều rượu, giảm đường tinh chế. Rượu gây rối loạn cho sự chuyển hóa carbo -hydrat, giảm khả năng sản xuất hormon của gan, gây rối loạn cho giấc ngủ.

-Nhiều người bớt uống cà phê thì thấy ít cáu gắt, bực bội vì caffein kích thích thần kinh, làm tăng lo âu, thay đổi tính tình, khó ngủ.

-Tập thể thao cũng tốt. Vận động tăng endorphins do não sản xuất.

Endorphins là một chất chống đau thiên nhiên, giúp giảm đau ngầm ngầm bụng dưới đồng thời cũng tạo ra cảm giác hưng phấn, yêu đời.

-Không nên đứng quá lâu để giảm đau lưng đau bụng, nhức chân.

-Nhiều người nằm nghiêng hoặc ngửa, co chân lên ngực khi ngủ cũng cảm thây thoải mái hơn

-Trước khi đi ngủ, ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 30 phút để bớt căng thẳng cũng là điều ưa thích của nhiều phụ nữ.

-Ngủ đầy đủ, 8 giờ mỗi tối để ngày hôm sau có sức chịu đựng với các khó chịu của tiền kinh nguyệt

-Không hút thuốc lá để tránh kích thích thần kinh.

-Tập thư giãn cơ bắp, hít thở sâu, tránh xáo trộn, căng thẳng trong đời sống hàng ngày.

-Tâm sự, chia xẻ kinh nghiệm với bạn cùng cảnh ngộ để biết thêm cách thích nghi.

-Nói chuyên với tư vấn tâm thần hoặc nhóm trị liệu cũng giảm thiểu vài triệu chứng của rối loạn.

-Dùng vài dược phẩm mua tự do như ibuprofen (Advil, Motrim), aspirin, Naproxen (Aleve) để giảm đau bụng dưới, đau đầu, nhức mình mẩy và căng nhũ hoa.

-Bác sĩ có thể cho vài loại thuốc an thần (Benzodiazepine), thuốc chống trầm cảm (sertraline, fluoxetine, paroxetine) với liều lượng nhẹ 1-2 tuần lễ trước khi hành kinh để giảm buồn rầu lo lắng, dịu tinh thần hoặc thuốc lợi tiểu tiện để làm bớt sưng bàn tay bàn chân.

 

Khi HCTK quá trầm trọng, thuốc viên kiểm soát sinh sản (Birth Control Pill) có thể dùng để chặn sự rụng trứng, do đó không có xuất kinh.

Trong rất ít trường hợp rối loạn tiền kinh trầm trọng đến nỗi người nữ không chịu nổi, không đáp ứng với mọi điều trị và họ không còn nhu cầu mang thai, thì phẫu thuật cắt bỏ tử cung và noãn sào có thể được thận trọng nghiên cứu và có thể là giải đáp.

Tâm lý trị liệu cũng được áp dụng để giúp quý bà hiểu rõ diễn tiến và hậu quả của HCTK rồi liệu đường đối phó, thích nghi.

Ðông y dược thảo có thể có vai trò giảm thiểu khó chịu do HCTK gây ra.

Bạch quả (Gingo Biloba) làm giảm căng ngực, phù nước; trà bồ công anh giảm sưng phù, chướng bụng; gừng giảm buồn nôn, lá cây mâm xôi giảm vọp bẻ; trinh nữ giảm lo âu, mất ngủ dưa hấu giảm phù; St John Wort giảm trầm cảm, gạo lức, hạnh nhân nhiều sinh tố nhóm B, cải xoong nhiều sắt, sữa đậu nành có nhiều chất isoflavon, tương tự như estrogen (phyto -estrogen).

Khi gần tới kinh kỳ, các chị em cũng nên để ý tới dấu hiệu khó chịu sắp tới và đả thông với chồng con để tránh căng thẳng trong gia đình. Đồng thời cũng sẵn sàng nhận sự hỗ trợ của mọi người.

Nên ghi lại những cảm giác khó chịu của mỗi kinh kỳ để biết trước mà kiểm soát, thích nghi.

 

Hội chứng tiền kinh nguyệt ( những biểu hiện trước khi có kinh)

 

Theo NTD