Nguyên nhân và cách điều trị tắc vòi trứng

0
123
Các bệnh lý về vòi trứng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vô sinh ở nữ. Vòi trứng của phụ nữ vốn đã rất nhỏ còn bị hẹp hơn nữa do dính với các cơ quan lân cận hay do hậu quả của viêm tắc vòi trứng. Chụp tử cung, vòi trứng với thuốc cản quang có thể giúp nhìn thấy vòi trứng thông suốt giống như một sợi chỉ trắng trên nền của phim. Nguyên nhân tắc vòi trứng có thể xảy ra do bẩm sinh hoặc các bệnh viêm nhiễm sinh dục gây ra

 

Tổng quan

 

– Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung, có một đầu hở mở vào ổ bụng để đón noãn còn đầu kia thông với buồng tử cung. Noãn và tinh trùng sẽ kết hợp tại vòi trứng tạo thành trứng đã thụ tinh, sau đó mới di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp, cản trở sự di chuyển của trứng về tử cung.

 

– Tắc vòi trứng không có biểu hiện trên lâm sàng nên khó nhận biết sớm. Có một số trường hợp biểu hiện bằng đau bụng kinh do có tắc – viêm gây co thắt và đau. Nhưng dấu hiệu này không đặc hiệu.

 

– Chẩn đoán xác định tắc vòi trứng dựa vào chụp X-quang tử cung, vòi trứng, buồng trứng có bơm chất cản quang; siêu âm, nội soi tử cung, buồng trứng.

 

Nguyên nhân gây ra tắc vòi trứng

Nguyên nhân bẩm sinh: Vòi trứng bị chít hẹp có thể là do bẩm sinh (gây thiếu hụt cả một phần hay cả vòi trứng), tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.

 

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhiễm khuẩn (phổ biến nhất là vi khuẩn lậu), mà đầu tiên là những nhiễm khuẩn ở âm đạo, cổ tử cung. 15% số phụ nữ bị nhiễm khuẩn lậu ở cổ tử cung tuy không thể hiện triệu chứng nhưng đã phát triển thành viêm vòi trứng cấp mà hậu quả là chít hẹp hoặc tắc vòi trứng.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Đơn giản là nhiễm khuẩn đường sinh dục thường có xu hướng lan dần từ dưới lên trên, trong đócác bệnh lây lan qua đường tình dục cũng được xem là tác nhân chuyển tải nhiễm khuẩn đi lên. Vi khuẩn theo tinh trùng khi quan hệ tình dục, qua cổ tử cung để vào tử cung và lan lên 2 vòi trứng. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn 2 vòi trứng có thể xảy ra do viêm ruột thừa hoặc nhiễm khuẩn huyết nặng chứ không phải do lây truyền qua đường tình dục.
 

Điều trị

Điều trị nội khoa: Bơm hơi vòi trứng hoặc dùng thuốc kháng viêm corticoid bơm vào vòi trứng kết hợp với kháng sinh có thể giải quyết được 8 – 10% số trường hợp

 

Điều trị ngoại khoa: Đa phần bệnh nhân cần phải điều trị bằng phẫu thuật (vi phẫu thuật được thực hiện dưới kính hiển vi để có thể nối 2 đầu vòi trứng…) hoặc qua soi ổ bụng, soi buồng tử cung để gỡ dính, lấy nhân dưới niêm mạc tử cung, cắt vách ngăn tử cung…Tuy nhiên, khả năng có thai sau điều trị khá bấp bênh. Ngoài ra, khả năng thụ thai phụ thuộc vào tuổi của người bệnh và mức độ tổn thương của vòi trứng. Cũng có trường hợp đậu thai sau điều trị nhưng là thai ngoài tử cung.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Tắc vòi trứng thường là hậu quả của viêm vòi trứng cấp mà nguyên nhân ban đầu là các nhiễm khuẩn đường sinh dục như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm niệu đạo… Chính vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa chít hẹp vòi trứng là phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn đường sinh dục. Nếu được điều trị kịp thời, các nhiễm khuẩn phần phụ sẽ không phát triển lên trên gây viêm vòi trứng hoặc viêm tiểu khung. Khi phát hiện tắc vòi trứng, cần được tư vấn và điều trị tại các bệnh viện lớn chuyên Sản phụ và hiếm muộn.

Theo NTD

Nguyên nhân và cách điều trị tắc vòi trứng

 

Theo NTD