Một số bệnh lý về vòi trứng mà bạn có thể chưa biết.

0
125
Bệnh lý ở vòi trứng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở phụ nữ, chiếm khoảng 20% toàn bộ số bệnh nhân vô sinh. Vòi trứng dài 10-12cm, tổn thương tai vòi có thể ở đoạn gần (đoạn kẽ và đoạn eo), đoạn bóng và đoạn loa. Tổn thương ở vòi trứng rất đa dạng, có thể ở đoạn gần hoặc đoạn xa, và có khi là toàn bộ vòi trứng.
 

Nguyên nhân nào gây ra các bệnh của vòi trứng? Các bệnh nào có liên quan đến vô sinh như thế nào?

 

Bệnh tắc vòi trứng có thể xẩy ra từ nhiễm trùng trước đó  của những bộ phận sinh dục (bệnh viêm vùng chậu) hay từ bệnh lạc nội mạc tử cung. Hãy tưởng tượng vòi trứng là một vòi nước tưới vườn. Bên trong ống bị nhiễm trùng có thể làm tắc nghẽn khiến trứng không thể đi qua ống để gặp tinh trùng.Đôi khi bệnh lạc nội mạc tử cung hay nhiễm trùng  mô bên ngoài tử cung làm đầu phái ngoài gần buồng trứng bị dính với ruột. Trường hợp này cũng ngăn cản trứng đi vào vòi trứng.

 

Làm sao biết được vòi trứng bị tắc?

 

Trường hợp vòi trứng bị tắc có thể được chẩn đoán thông qua việc dùng phương pháp X-Quang đặc biệt gọi là chụp X-Quang tử cung vòi trứng cản quang (HSG) viết tắc của Hystosalpingogram. Bệnh nhân nằm trên giường chiếu X-Quang, thuốc cản quang được bơm vào cổ tử cung và vào vòi trứng. Lúc đó, bác sĩ nhìn lên màn ảnh để xem thuốc cản quang này có đi qua vòi trứng hay không.

 

 

Những hiểu biết về chụp buồng tử cung – vòi trứng

 

Mục đích của chụp buồng tử cung:

 

Trước đây là để chẩn đoán những vấn đề bất thường trong tử cung như: Dính buồng tử cung, nhân xơ… Ngày nay những vấn đề này đã được siêu âm đã thay thế.

Tuy nhiên chụp buồng tử cung vòi trứng vẫn còn có ứng dụng tốt trong chẩn đoán vô sinh và đang được sử dụng rộng rãi ở Việt nam. Với mục đích xác định độ thông của hai vòi trứng ở những người có nguy cơ cao như: Đã từng nạo thai, xảy thai, tiền sử đặt vòng, mổ ruột thừa vỡ, viêm vùng chậu, viêm phần phụ…

Tuy nhiên người ta cũng tránh không chụp buồng tử cung và vòi trứng trong các trường hợp sau:

 

– Nghi ngờ có thai (vì tia X sử dụng để chụp buồng tử cung và vòi trứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai trong giai đoạn đầu hình thành tổ chức cơ quan của cơ thể và có thể sẽ gây một số nguy cơ nhất định cho thai.)

 

– Đang viêm nhiễm trùng đường âm đạo (để tránh nhiễm trùng ngược dòng gây nhiễm trùng nặng hơn thậm trí có thể gây nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạnh…)

 

– Đang có ra máu (để tránh chất thuốc sử dụng trong chụp tử cung chảy ngược vào mạch máu tạo ra sự tắc mạch, nguy hiểm đến tính mạng của người phụ nữ. Và nếu có máu trong buồng tử cung sẽ làm khó nhận dạng được thương tổn (nếu có).

 

– Ứ nước vòi trứng.

 

– Dị ứng với các thành phần của chất cản quang (chất dùng để bơm vào trong buồng tử cung và vòi trứng để giúp bác sỹ nhìn thấy rõ hình ảnh ống vòi trứng có tắc hay không) và thuốc khác sử dụng trong khi thực hiện chụp tử cung-vòi trứng.

 

Biến chứng và hoặc những khó chịu sau chụp buồng tử cung –vòi trứng:

– Nhiễm trùng.

 

– Phản ứng dị ứng với thuốc sử dụng trong chụp tử cung – vòi trứng. Có thể từ nhẹ như nổi mẩn ngứa đến nặng như shock và dẫn đến nguy cơ tử vong.

 

– Tắc mạch máu: Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, có thể có nguy cơ đe doạ tính mạng.

 

– Đau.

 

Hình ảnh chụp X- Quang tử cung – vòi trứng

Một số hạn chế của chụp tử cung buồng trứng:

 

– Chỉ đánh giá được tình trạng thông hay tắc của vòi trứng chứ không kiểm tra được tình trạng niêm mạc bên trong và bên ngoài của vòi trứng có bình thường hay không.

 

– Có thể có âm tính giả (vòi trứng co thắt khít lại tạo ra hình ảnh tắc vòi trứng hai bên) 

 

Thời điểm chụp buồng tử cung – vòi trứng thích hợp nhất:

 

Sau sạch kinh 2-3 ngày (kiêng không giao hợp). Thường thì bác sỹ sẽ thăm khám kiểm tra lại trước khi chụp xem có viêm nhiễm đường sinh dục hay không. Bác sỹ có thể cho bạn uống thuốc kháng sinh dự phòng trước khi chụp tử cung vòi trứng một vài ngày.

 

Phương pháp khác có thể thay thế:

Nội soi chẩn đoán. Thường chỉ áp dụng ở những người đã lớn tuổi, vô sinh kéo dài. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, nhất là về thời gian, độ chính xác, tính kịp thời và có thể tránh được hiện tượng xơ hoá vòi trứng về sau.

 

Phương pháp chẩn đoán này có đau không?

 

Thao tác này được thực hiện không cần gây mê và có gây khó chịu một chút.

CửaSổTìnhYêu

Một số bệnh lý về vòi trứng mà bạn có thể chưa biết.

 

Theo NTD