Ung thư tinh hoàn là gì?
– Các tinh hoàn chứa các tế bào nguyên thuỷ sẽ phát triển thành tế bào sinh tinh hoặc tinh trùng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản hữu tính. Ngoài ra còn có các tế bào hỗ trợ sản xuất enzym và các chất dịch khác giúp tinh trùng hoạt động bình thường.
– Những tế bào nguyên thuỷ này có thể trở thành ung thư. Những khối u này được gọi là ung thư tế bào mầm tinh hoàn.
– Ung thư tinh hoàn chỉ chiếm khoảng 1-2% trong các loại ung thư ở nam giới, nhưng là loại ung thư phổ biến nhất ở thanh niên trẻ.
Ung thư tinh hoàn xảy ra chủ yếu ở nam giới độ tuổi từ 20 – 40.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Nguyên nhân ung thư tinh hoàn
– Nam giới có tiền sử tinh hoàn không xuống (tinh hoàn không di chuyển xuống để nằm trong bìu trong quá trình phát triển- tinh hoàn ẩn) có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao hơn nhiều.
– Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử bị ung thư ở tinh hoàn kia và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tinh hoàn.
Triệu chứng ung thư tinh hoàn
– Thông thường, bệnh nhân đến khám bác sĩ bị một khối u không đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Đôi khi, có thể kèm cảm giác nặng hoặc đau nhức ở tinh hoàn.
– Trong giai đoạn cuối, có thể có các triệu chứng khác, ví dụ, nếu ung thư đã lan đến phổi, có thể dẫn đến khó thở.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Điều trị ung thư tinh hoàn
– Thủ thuật cắt bỏ tinh hoàn được thực hiện để loại bỏ tinh hoàn bị ảnh hưởng nếu ung thư dạng cục bộ. Nếu ung thư giai đoạn cuối, phương pháp này có thể được thực hiện sau khi hóa trị để thu nhỏ khối u trước.
– Sau khi phẫu thuật cho ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu, hóa trị hoặc xạ trị có thể được áp dụng để làm giảm nguy cơ tái phát.
– Hóa trị được sử dụng nếu ung thư đã di căn đến các cơ quan khác như phổi hoặc gan. Các tác dụng phụ của hóa trị tiêm vào tĩnh mạch bao gồm buồn nôn tạm thời và nôn mửa, loét miệng, rụng tóc, mất cảm giác ngon miệng và mệt mỏi.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Hiệu quả sau điều trị
– Tiên lượng bệnh ung thư tinh hoàn thường rất tốt. Nó phụ thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của cá nhân cũng như phản ứng với quá trình điều trị. Nếu được điều trị thích hợp, tỉ lệ chữa khỏi bệnh có thể lên đến 80% ngay cả đối với những bệnh nhân ung thư tế bào mầm tinh hoàn giai đoạn cuối.
– Bệnh nhân ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu có thể đạt tỷ lệ chữa khỏi hơn 95% nếu điều trị thích hợp. Giám sát chặt chẽ các chỉ dấu ung thư trong máu cùng với kiểm giá phóng xạ rất cần thiết trong việc phát hiện sớm sự tái phát của ung thư.
Ung thư tinh hoàn được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ một tinh hoàn, nó không làm mất khả năng hoặc ham muốn tình đục. Ðiều may là hiếm khi bị ung thư cả hai tinh hoàn chỉ chiếm khoảng l%. Tuy nhiên người bị ung thư tinh hoàn thường giảm khả năng sinh sản, vì việc cắt bỏ các hạch bạch huyết gây giảm lượng tinh dịch, một tình trạng được gọi là “xuất tinh khô” do thiếu chất dịch.
Theo NTD