Vỡ ối non gây nguy hại gì cho mẹ và thai nhi?

0
52
Túi ối là môi trường để thai nhi hấp thụ dinh dưỡng, giữ nhiệt độ cơ thể và bảo vệ bé trước các tác động từ bên ngoài. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, túi ối bị vỡ trước khi thai được 37 tuần, hiện tượng này gọi là vỡ ối non.

 Vai trò của túi ối

 

 Túi ối là môi trường để thai nhi hấp thụ dinh dưỡng, giữ nhiệt độ cơ thể và bảo vệ bé trước các tác động từ bên ngoài. Khi mang thai, cổ tử cung được “nút” lại không cho vi trùng xâm nhập ngược lên làm hỏng màng ối. Màng ối có nhiệm vụ che chở không cho vi khuẩn (từ âm hộ, âm đạo… của thai phụ) xâm nhập vào buồng tử cung.

 

Vỡ ối non là gì?

 

 Đối với thai nhi bình thường, khi người mẹ chuyển dạ sinh, dưới áp lực co bóp của tử cung, màng ối tạo một túi ối có tác dụng nong cổ tử cung, giúp cho đầu thai nhi chúc xuống.

 

Khi đầu thai nhi xuống thấp, màng ối sẽ vỡ tự nhiên hoặc là bác sĩ can thiệp bấm ối và tiến hành đỡ em bé ra.

 

Nếu vì một nguyên nhân nào đó, túi ối bị vỡ trước khi thai được 37 tuần, hiện tượng này gọi là vỡ ối non.

 

Đây là hiện tượng các màng ối bị rách trước khi chuyển dạ, vào lúc thai chưa đủ 37 tuần.Gây nên nhiễm khuẩn trong buồng TC ( có thể làm cho thai nhi chết), chuyển dạ đẻ non.

 

 

Biểu hiện: Vỡ ối là nước ối ra nhanh với một lượng lớn, nước loãng, màu trong hoặc hơi lợn cợn đục do lẫn chất gây, sau đó vẫn tiếp tục ra rỉ rả. Sản phụ phải đóng băng vệ sinh và cần đến gặp bác sỹ ngay.

 

Nguyên nhân:

 

Các nguyên nhân gây ra vỡ ối non như:Ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp, rau tiền đạo, do bánh rau bám ở vị trí không tốt dễ gây vỡ ối sớm. Nếu phần bánh rau bám gần phía cổ tử cung quá thì dễ gây vỡ ối sớm và rau tiền đạo rất nguy hiểm cho thai…Đa ối, đa thai

 

Ngoài nguyên nhân do viêm nhiễm phần phụ, thì hở eo cổ tử cung cũng khiến nguy cơ vỡ màng ối cao. Trước thời kỳ mang thai có can thiệp quá nhiều, như hút thai, phá thai nhiều dẫn đến viêm nhiễm phần phụ…cũng có thể làm hở cổ tử cung, rất dễ gây vỡ màng ối.

 

Viêm màng ối do viêm nhiễm phụ khoa. Tình trạng viêm nhiễm không bất ngờ gây vỡ ối ngay mà thường qua quá trình. Do không được điều trị, vi khuẩn cứ dần làm mòn màng ối, khiến đầu tiên người phụ nữ bị rỉ ối (thường không tự nhận biết vì dễ nhầm với tình trạng són tiểu vốn hay gặp ở phụ nữ mang thai) rồi mới đến vỡ ối.

 

Ảnh hưởng của vỡ ối non 

 

Đáng nói, vỡ ối non là bệnh lý thường gặp trong sản khoa, chủ yếu do người phụ nữ chỉ quan tâm khám thai mà không khám phụ khoa trong quá trình thai nghén. Còn khi đã vỡ ối, màng bảo vệ thai nhi không còn, vi khuẩn từ âm đạo dễ dàng xâm lấn ngược gây nhiễm trùng thai, hơn nữa, khi nước ối đã ộc ra ngoài, sẽ không còn môi trường sống của thai nhi. Vì thế, hầu hết các ca vỡ ối khi tuổi thai còn non tháng thì đều không thể cứu được em bé.

 

 

Chấn thương do khám phụ khoa hoặc quan hệ tình dục trong ba tháng cuối không đúng cách, cũng có thể gây vỡ ối non.

 

Nhiều thai phụ xem nhẹ việc khám phụ khoa và chữa trị viêm nhiễm trong thai kỳ. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ âm đạo lên tử cung, xâm nhập màng ối gây vỡ ối non.

 

Phát hiện vỡ ối non và tầm quan trọng của việc khám phụ khoa với thai phụ

 

Có một thực tế, đó là hầu hết sản phụ khi mang thai, chỉ quan tâm siêu âm thai mà không quan tâm đến khám phụ khoa. Hơn nữa, cũng rất ít phụ nữ có thói quen đi khám phụ khoa trước khi mang thai. Vì thế, nếu có viêm nhiễm sẽ rất nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé.

 

Việc khám phụ khoa là rất quan trọng trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai để nếu có viêm nhiễm sẽ được kịp thời chữa trị, giảm thiểu nguy cơ vỡ màng ối khi mang thai. Ngay cả trước thời kỳ mang thai không bị viêm nhiễm thì mỗi lần khám thai, cũng cần phải khám phụ khoa. Nhất là khi có hiện tượng ra khí hư nhiều thì nhất định phải đi khám.

 

Những người phụ nữ đã có tiền sử bị vỡ ối, cần khám, chữa triệt để viêm nhiễm phần phụ mới được mang thai trở lại và cần được theo dõi cả thai nghén, phụ khoa trong suốt quá trình mang thai. Nếu thấy bất cứ điều gì bất thường như ra khí hư, ẩm ướt vùng âm đạo nhiều… thì cần đi khám vì đó có thể là dấu hiệu rỉ ối.

 

Phát hiện rỉ ối không phải là dễ dàng với bệnh nhân và ngay cả với thầy thuốc. Vì rất dễ nhầm với tình sạng són tiểu, ra khí hư ở thai phụ. Khi có nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho sản phụ đóng “bỉm” và theo dõi khố liên lục để xem nước có liên tục thấm không. Hoặc siêu âm thấy khối lượng ối giảm đi cũng là một dấu hiệu cho thấy nghi ngờ. Thậm chí phải bác sĩ sẽ lấy dịch rỉ ra để xem có tóc lông của trẻ không để khẳng định tình trạng rỉ ối.

 

 

 Nếu là rỉ ối, nước ối sẽ tràn ra với số lượng khá nhiều từ vùng kín và tràn ra ngay cả khi sản phụ không buồn tiểu và thường không có mùi. Còn hiện tượng són tiểu thường gặp khi sản phụ ho, hắt hơn, hoặc khi cười sặc sụa. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhưng luôn có mùi rất đặc trưng.

 

Phòng tránh

 

Cần quan lý thai nghén chặt chẽ, khám thai và khám phụ khoa định kỳ, kiêng quan hệ trong những tháng cuối của thai kỳ.

 

Nếu thấy hiện tượng nước ối chảy ra ngoài âm đạo với tính chất mầu vàng trong hoặc hơi hồng, dịch có mùi tanh nồng và tiếp tục chẩy không ngừng thì cần phải đến cơ sở y tế ngay. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt là vitamin C, vitamin P (Bioflavanoid), và kém có khả năng làm túi ối chắc hơn.

 

 

Vỡ ối non gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi, phần lớn nguyên nhân gây vỡ ối non là do nhiễm trùng màng ối. Những thai phụ không khám phụ khoa, không điều trị viêm nhiễm phụ khoa trước và trong khi mang thai có nguy cơ cao gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn ối và vỡ ối non. Chính vì vậy các bác sĩ chuyên khoa khuyên thai phụ cần phải khám phụ khoa ít nhất 3 lần trong 3 quý của thai kỳ để điều trị sớm những viêm nhiễm phụ khoa.

 

Vỡ ối non gây nguy hại gì cho mẹ và thai nhi?

 

Theo NTD