Tiền sản giật và sản giật là gì?
Tiền sản giật là hội chứng gồm cao huyết áp, protein niệu và có thể có phù hay không phù xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ ở những sản phụ trước đó có huyết áp bình thường.
Tiền sản giật cũng có thể xuất hiện trước 20 tuần ở những bệnh nhân thai trứng hoặc bệnh lupus… đôi khi kèm theo các triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, ù tai, rối loạn ý thức…
Nguồn ảnh: Internet.
Sản giật là sự xuất hiện cơn co giật ở sản phụ bị tiền sản giật, có thể xuất hiện trước, trong và sau chuyển dạ…
Ảnh hường của tiền sản giật và sản giật
Cho mẹ: Tiền sản giật nặng khi huyết áp tối thiểu trên 110mmHg, Protein niệu trên 3g/l, thiểu niệu dưới 100ml/4 giờ, kèm theo đâu đầu, mờ mắt, đau vùng thượng vị, phù phổi cấp, suy tim…
Biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật là sản giật, thai phụ lên cơn giật có thể ngạt thở tím tái. Thai phụ có thể tử vong do cắn vào lưỡi hoặc suy gan, suy thận, phù phổi cấp…
Tiền sản giật và sản giật có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như não, mắt, tim, gan, phổi, thận… Có thể gây cơn phù phổi, làm căng bao gan gây đau tức vùng thượng vị – nặng hơn là gây vỡ gan, xuất huyết, ảnh hưởng quá trình tạo máu, làm thay đổi một số chỉ số, rối loạn đông máu, gây tổn thương màng thận, tăng uric acid…
Nguy hiểm nhất là lên cơn sản giật khiến sản phụ hôn mê. Biến chứng Hội chứng HELLP bao gồm tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu lan tỏa, phù phổi cấp, nhau bong non, suy thận cấp, xuất huyết não…
Nguồn ảnh: Internet.
Tiền sản giật không có sản giật thì vẫn để lại những nguy cơ bệnh lý tim mạch cho mẹ.
Với sản giật trước sinh vẫn có thể xảy ra sau sinh và nguy hiểm cho mẹ.
Cho thai nhi: Trường hợp nhẹ tiền sản giật không ảnh hường gì cho cả mẹ và thai. Khi lưu lượng máu giảm, ảnh hường cho chức năng bánh rau gây nên tình trạng thai chậm phát triển, nhẹ cân.Tình trạng giảm lượng oxy và dinh dưỡng gây ảnh hưởng tới tăng trưởng tổng thể của thai, gọi là hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR).
Tiền sản giật nặng: nguy cơ bong rau, sinh non và thậm chí là tử vong thai.
Trong cơn sản giật: tuần hoàn máu mẹ con ngưng trệ nguy cơ tử vong thai rất cao.
Phòng bệnh
Trước khi mang thai, nên thay đổi chế độ ăn uống (giảm mặn tối đa), tập thể dục đều đặn để giúp giảm cân, tránh béo phì, có chỉ số BMI phù hợp.
Theo dõi khám thai định kỳ thật đều đặn.
Chú ý tránh các yếu tố thuận lợi đưa đến tiền sản giật đã được nêu trên. Cụ thể: không sinh con quá sớm hay quá muộn, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn, không làm việc nặng nhọc, quá sức.
Nguồn ảnh: Internet.
Suốt thời gian có thai, nên sắp xếp để giảm bớt công việc, có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nhất là không nên ăn quá mặn.
Khi có cao huyết áp cần theo sự hướng dẫn điều trị và chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.
Khi nằm viện, cần chú ý theo dõi các dấu hiệu tiền sản giật nặng. Khi có một trong các dấu hiệu nêu trên phải báo ngay cho nhân viên y tế (nữ hộ sinh, bác sĩ) để được điều trị kip thời.
Tiền sản giật-sản giật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy mọi người mẹ khi mang thai cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình, biết rõ biến chứng có thể xảy ra, cũng như dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật – sản giật, theo dõi thai kỳ thường xuyên, chủ động và kịp thời xử trí khi có vấn đề không mong muốn xảy ra.
Tiền sản giật và sản giật ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi như thế nào?
Theo NTD