Tâm lý của bà bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi

0
27
Nghiên cứu của các nhà tâm lý học và phân tâm học đều cho rằng chất lượng mối quan hệ gắn bó sớm giữa mẹ và con trong thời kỳ mang thai và trong những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hình thành nhân cách của con trẻ. Những xung đột tâm lý mà sản phụ gặp phải trong suốt kỳ mang thai đến sau khi sinh là nguồn gốc của những rối nhiễu tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ, thậm chí có thể gây khó khăn cho trẻ khi dậy thì.

 

Sự thay đổi về cảm xúc khi mang thai

 

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ: Thai phụ được chuẩn bị tốt về tâm lý trước khi mang thai: Thai phụ mong muốn đậu thai và cảm thấy vui mừng khi chuẩn bị thực hiện thiên chức làm mẹ thì sẽ khá thuận lợi trong việc giúp sản phụ vượt qua giai đoạn mệt mỏi, ốm nghén…

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Trong thời gian ba tháng giữa của thai kỳ: Thai phụ dần ổn định hơn về tâm lý. Họ cảm nhận được sự tồn tại của trẻ. Đối với những thai phụ mong có con, nỗi sợ sẩy thai cũng dần bị đẩy lùi. Ở một số thai phụ khác không muốn có con cũng dần từ bỏ ý định làm sẩy thai. Lúc này người mẹ chuyển dần mối quan tâm sang thai nhi đang lớn lên từng ngày với những cử động ngày một mạnh và nhiều hơn.

 

Trong ba tháng cuối của thai kỳ: Thai phụ bắt đầu chuẩn bị dần cho việc sinh nở của mình và rất dễ nhạy cảm trước những câu chuyện sinh nở của các bà mẹ khác. Họ càng bất an hơn nếu kinh tế gia đình không đủ đáp ứng cho việc sinh nở và nuôi con sau này.

 

Ảnh hưởng của tâm lý người mẹ lên thai nhi và trẻ nhỏ

 

Khi còn trong bụng mẹ, các cơ quan của bé được hình thành và dần hoàn thiện về cấu trúc, chức năng. Dù tính cách mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giáo dục của gia đình, xã hội, nhưng xét về hoạt động tinh thần, tính cách của bé cũng dần được định hướng dựa vào sự hình thành của các trung tâm thần kinh. Sự thay đổi tâm trạng của mẹ sẽ dẫn tới môi trường bên trong thay đổi, kéo theo sự thay đổi trong cơ thể bé.

 

Một số nghiên cứu cho thấy, nếu thai phụ hay ưu phiền, lo âu sẽ làm thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời. Do đó nếu mẹ thường căng thẳng, con có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh như tăng động, tự kỷ, chậm nói và giảm khả năng học tập. Những bà mẹ có đời sống tinh thần lý tưởng, có thái độ lạc quan về sinh đẻ, thời kỳ có thai sống bình thản và thoải mái thì lúc sinh đẻ sẽ thuận lợi, đứa trẻ khỏe mạnh.

 

tâm trạng, tâm lý, cảm xúc, stress, mang thai, giác quan, hành vi, nhận thức, trẻ nhỏ

Tâm lý thoải mái giúp thai phát triển tốt

 

Mẹ mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tô hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi có thể gây ra các dị tật ở thai nhi

 

Ảnh hưởng tâm lý thai nhi: Mẹ mang thai bị stress dễ có tâm lý tức giận, oán ghét cái thai, từ đó tình cảm mẹ con đã có những rạn nứt. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng quan hệ tình cảm mẹ con thời kỳ đầu sẽ ảnh hưởng tới cá tính và hành vi cũng như sự hoàn chỉnh tâm lý của đứa trẻ.

 

Nguy cơ tăng động

 

Đánh giá hành vi của trẻ được sinh ra từ các mẹ có độ căng thẳng liên tục, người ta phát hiện thấy các trẻ này tăng động quá mức, gần giống với chứng tăng động giảm chú ý. Người ta cho rằng khi mẹ căng thẳng, lượng hooc môn cortisol và dolpamine trong máu sẽ gia tăng. Các chất này đi qua nhau thai làm nồng độ cortisol và dopamine ở những trẻ này tăng cao hơn so với trẻ bình thường khác. Đây là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi của trẻ vì hai hooc môn này làm tăng tính kích động, sự bồn chồn và giảm tập trung.

 

Nguy cơ tự kỷ

 

Nếu thai phụ bị rối loạn tâm lý ở tuần thứ 32 thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp hai lần, kéo dài đến 4 – 5 tuổi. Với thai phụ rối loạn tâm lý ở tuần thứ 38 – 40, tỉ lệ nguy cơ rối loạn hành vi của đứa trẻ cũng cao gấp hai lần nhưng kéo dài đến 7 – 8 tuổi.

 

Ở mẹ bị trầm cảm, các hooc môn tâm lý của mẹ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó hệ thống này bị giảm chức năng nên dẫn đến thiếu hụt một số hooc môn, khiến trẻ sinh có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

 

Chậm nói

 

Nghiên cứu trên những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, các nhà khoa học thấy có một mối liên quan với mẹ khi mang thai. Ước tính có khoảng 15% trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do mẹ bị rối loạn tâm trạng trong thai kỳ.

 

Người ta cho rằng, sự trầm cảm, lo âu của mẹ làm giảm các hoạt động như ăn uống, nghỉ ngơi. Điều này gây thiếu hụt các chất cần thiết cho phát triển thần kinh của thai nhi khiến bé chậm nói.

 

tâm trạng, tâm lý, cảm xúc, stress, mang thai, giác quan, hành vi, nhận thức, trẻ nhỏ

Trẻ sinh ra có nguy cơ tự kỷ nếu khi mang thai tâm trạng không tốt

 

Giảm khả năng học tập

 

Một nghiên cứu về khả năng học tập và trí nhớ của trẻ cho thấy, những mẹ có rối loạn lo âu trong thời kỳ đầu của thai kỳ ảnh hưởng tới chỉ số tập trung, chú ý ở trẻ. Khi đo vùng hồi hải mã trên não của các em, người ta thấy kích thước vùng này nhỏ hơn so với trẻ cò mẹ bình thường. Vùng hồi hải mã giúp khả năng nhớ và học tập tốt. Nếu kích thước vùng này giảm, khả năng tập trung trí nhớ cũng giảm.

 

 

Cảm xúc và tâm lý trong thời kỳ thai nghén có nhiều biến đổi theo từng giai đoạn mang thai. Lịch sử bản thân, thái độ của người thân, chất lượng mối quan hệ giữa vợ và chồng, thái độ của bản thân đối với việc có con có tác động rất lớn đến sự ổn định tâm lý của thai phụ. Vì vậy các bà mẹ khi mang thai hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất, nghỉ ngơi điều độ và giải trí thường xuyên, lạc quan yêu đời để có thể sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, thông minh.

Theo NTD

Tâm lý của bà bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi

 

Theo NTD