Nguyên nhân gây bệnh của
– Bệnh Lupus ban đỏ do di truyền: Những thành viên trong gia đình có người bị Lupus ban đỏ thì thế hệ sau, đặc biệt thế hệ thứ nhất dễ bị mắc hơn, 60% ở sinh đôi cùng trứng, 10% sinh đôi khác trứng. Lupus ban đỏ do yếu tố mắc phải của môi trường: Lupus có thể gây ra bởi một số loại thuốc như isoniazid, hydralazine, procainamide…
Nguồn ảnh: Internet.
Ảnh hưởng của Lupus ban đỏ với
– Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh tự miễn, vì vậy bệnh sẽ tồn tại đến hết cuộc đời, bệnh ngày càng nặng, các đợt sau tiến triển càng nặng hơn đợt trước và biểu hiện ở tất cả các cơ quan. Trước tiên biểu hiện ở ngoài da (chiếm 70-80% bệnh nhân lupus), có tổn thương về tim mạch, thận, khớp, thần kinh, tâm thần, tế bào máu và các cơ quan khác. Nơi nào có mạch máu thì nơi đó có tổn thương của bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
– Bệnh lupus dạng đĩa: Lành tính hơn, chủ yếu chỉ xuất hiện ở ngoài da và điều trị cho kết quả tốt. Có từ 5 đến 10% chuyển từ lupus dạng đĩa sang lupus ban đỏ hệ thống.
– Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh rất nặng, cho đến nay chưa có thuốc điều trị hữu hiệu, đặc hiệu để chữa khỏi bệnh này. Chữa bệnh chủ yếu để giảm đi đợt bệnh cấp, giảm đi tác dụng có hại của thuốc, duy trì cuộc sống tốt hơn cho người bệnh trong điều kiện bị mắc bệnh.
– Bệnh lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng rất nhiều đến của người bệnh, đến lao động, cuộc sống bình thường của họ.
Bệnh Lupus ban đỏ với quá trinhcủa phụ nữ
– Khi phụ nữ có thai mà bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì bệnh sẽ nặng hơn. Tỷ lệ tử vong ở những thai phụ bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống lên đến 30-40%.
– Trên 60% phụ nữ có thai mắc bệnh có thể sinh đẻ bình thường nhưng trọng lượng em bé sinh ra thường rất thấp (có bé chỉ nặng 1,8kg), đẻ non (60-70% chỉ đẻ trong 32 tuần), sau này dễ mắc các bệnh khác như dễ nhiễm trùng virus, vi khuẩn.
Nguồn ảnh: Internet.
– Trước đây các chuyên gia khuyên 3 không đối với phụ nữ bị bệnh lupus ban đỏ: Những phụ nữ bị mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống không nên xây dựng gia đình – Nếu xây dựng gia đình thì người phụ nữ đó không nên có thai – Khi có thai rồi thì không nên sinh ra em bé.
– Hiện nay, phụ nữ Lupus ban đỏ vẫn có thể có thể mang thi nhưng cần đi kiểm tra trước khi mang thai để nhận lời khuyên từ bác sĩ đang điều trị nên có thai khi nào.
– Khi đang ở đợt cấp thì không nên có thai vì tử vong của thai nhi cao hơn, bệnh của mẹ tiến triển nhanh hơn.
– Khi bệnh đã điều trị ổn định và duy trì từ 6 tháng đến 1 năm thì lúc đấy người phụ nữ bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể có thai và có thể sinh em bé bình thường.
– Trong khi mang thai cần chú ý: Tránh stress, tránh ánh sáng gay gắt của mặt trời, không lạm dụng thuốc(những thuốc điều trị động kinh, co giật, tránh thai, kháng sinh, cao huyết áp…), tránh nhiễm trùng khác.
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, bệnh chủ yếu xảy ra ở phụ nữ, bệnh gây ra nhiều nguy cơ cho và cuộc sống người bệnh, đặc biệt là việc sinh đẻ của phụ nữ. Khi mang thai ở phụ nữ Lupus ban đỏ không chỉ làm tình trạng bệnh tăng lên mà còn ảnh hưởng rất nhiều cho sức khỏe thai nhi(thai nhẹ cân, đẻ non) và của bé sau khi sinh(dễ mắc bệnh nhiễm trùng). Việc phát hiện bệnh để được điều trị cũng như chuẩn bị sức khỏe, tinh thần trước khi mang thai là rất quan trọng.
Phụ nữ mắc Lupus ban đỏ có nên mang thai
Theo NTD