Những khó chịu thường gặp trong khi mang thai

0
41
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thường nặng nề hơn, đi lại không được dễ dàng, hay gặp phải những cảm giác khó chịu, điều này không gây ra điều gì nghiêm trọng hay nguy hiểm đến bản thân và em bé trong bụng. Chỉ cần có những điều chỉnh hợp lý về chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống thì sẽ mau chóng khắc phục một cách đơn giản.

 

Những khó chịu chủ quan: Mệt mỏi, ngủ lơ mơ, nhức đầu, “ ý thức lơ mơ” thường được các sản phụ nêu lên khi có thai trong 3 tháng đầu, nguyên nhân của những hiện tượng này không rõ ràng. hiện tượng hạ huyết áp thứ phát dõ giãn mạch ngoại vi có thể là nguyên nhân của những cảm giác này.

 

Nghén: Buồn nôn và ói mửa có lẽ là do khối lượng lớn steroid lưu hành trong máu, đặc biệt là estrogen. Các triệu chứng nghén này ít khi kéo dài quá tuần thứ 16. Chúng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong ngày và nặng lên do nấu nướng hoặc mệt mỏi. Những trượng hợp nghén nhẹ chữa bằng chế độ ăn nhẹ ( bánh quy và sữa) vào buổi sáng, và đôi khi bằng các thuốc chống nôn. Nếu tình trạng đó xấu hơn sẽ thành chứng nôn nặng thời kỳ thai nghén và tốt nhất là nằm viện để điều trị.

 

Táo bón:Hiện tượng này là do một phần tác dụng của progesterol lên cơ trơn, một phần do tình trạng bị tắc nghẽn, vì TC to lên khi có thai.Đại tiện 2 hoặc 3 ngày 1 lần hoàn toàn phù hợp với sức khoẻ tốt, song đôi khi cũng phải cần đến các thuốc nhuận tràng. Bất luận một thuốc thường dùng nào đều có thể uống và vẫn đảm bảo an toàn.

 

 

Đau rát thượng vị: TC to dần lên, đến một mức độ nhất định nào đó thì tình trạng thoát vị qua lỗ cơ hoành trong quá trình thai tiến triển, triệu chứng này là do dịch acid dạ dầy trào ngược lên thực quản. Khi ngủ nằm cong gấp người nửa chừng có tác dụng tốt hơn. có thể kê đơn an toàn với các thuốc kháng acid hoặc các chế phẩm hỗn hợp có alginat.

 

Chèn ép trong chậu hông: Hiện tượng chèn ép này dần dần làm tắc tuần hoàn tĩnh mạch trở về  và có thể dẫn đến bệnh trĩ , giãn tĩnh mạch ở các cẳng chân, âm hộ và thành bụng. Có thể dùng bít tất chun đặc biệt cho cẳng chân, bệnh trĩ có thể chữa bằng các viên đạn trực tràng. Chỉ có rất ít trường hợp cần phải tiến hành cắt bỏ trĩ mà thôi. Không thể giải quyết bằn cách j với giãn tĩnh mạch âm hộ ngoài việc khuyên sản phụ nằm nghỉ ngơi.

 

Đau khớp chậu hông: Các dây chằng của các khớp chậu hông trở thành mềm và chùng lại trong khi có thai, do hiện tượng phù nề gây ra bởi các steroid và sự phát triển của các mạch máu tăng lên diên ra ở tất cả các tổ chức phần mềm. Khung chậu bớt cứng hơn có thể  có tác dụng tốt trong khi chuyển dạ, song lại xuất hiện các cử động tại các khớp bình thường vốn không di động như vậy nhiều triệu chứng khác nhau có thể xuất hiện.

 

 

Đau lưng, đau tức khớp cùng chậu, chuột rút cẳng chân, đau dây thần kinh toạ hoặc dây thần kinh đùi: Cũng như hiện tưởng lỏng lẻo của các dây chằng, các khó chịu này có thể liên quan  với những thay đổi về tư thế “ dáng tự hào lúc mang thai”, do sự thay đổi của tâm trọng lực gây nên hiện tượng lưng uốn đặc hiệu. Sự co cứng cơ cùng với hiện tượng chèn ép vào các rễ thần kinh (dẫn đến đau kiểu chuột rút và đau dây thần kinh) nhưng không có một bệnh lý thần kinh cụ thể nào. Việc điều trị nhằm tạo cho các cơ nghỉ ngơi và ngăn ngừa tình trạng gấp không thích hợp của các khớp xương sống, bằng cách cho sản phụ nằm ngủ trên đệm có lót ván cứng ở dưới.

 

Hiện tượng doãng khớp mu: khớp mu doãng rộng tới 1cm vẫn coi như bình thường, nhưng nếu đau khớp mu và tình trạng doãng rộng quá 1 cm thì được chẩn đoán là bán sai khớp. Cũng thường thấy đau khớp cùng – chậu, bệnh này có thể làm tê bại người bệnh. phương pháp điều trị duy nhất là để sản phụ nằm nghỉ tại giường hoàn toàn, nếu không đỡ đau khi thai tới gần đủ tháng thì lúc chuyển dạ phải gây tê  ngoài bìa cứng.

 

Đau xương cụt: Bệnh cảnh này thường hay gặp hơn trong thời kỳ hậu sản, là do sự chèn ép , hoặc thậm chí gẫy xương xẩy ra trong khi đẻ. Rất ít khi tình trạng này xẩy ra vào giai đoạn trước khi sinh, cách điều trị tốt nhất là nghỉ ngơi, thường dùng một miếng nềm cao su để tránh các điểm đau do chèn ép. Nếu điểm đau vẫn tồn tại, có thể tiêm corticoid vào quanh khớp để gỉam đau.

 

Hội chứng ống cỏ tay: dây thần kinh bị chèn ép trong ống cổ tay dưới dây chằng vòng gấp. các thai phụ thường hay thàn phiền có cảm giác như kiến bò ở các ngón tay, song không hay gặp bệnh lý dây thần kinh giữa. Người bệnh than phiền đau và tê ở một hoặc cả hai bàn tay, liên quan tới các ngón tay do dây thần kinh giữa chi phối.

 

 

Tất cả những triệu chứng khó chịu này khi mang thai sẽ dần dần hết khi  người phụ nữ sinh con. Thông thường các mẹ bầu thường phải chịu đừng những khó chịu này trong suốt thai kỳ, một số dấu hiệu nếu xẩy ra quá mức thì thai phụ cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị. Còn nếu bình thường thì thai phụ có thể khắc phục bằng cách thay đổi một số thói quen ăn uống sinh hoạt để giảm đi những triệu chứng khó chịu này.

 

Những khó chịu thường gặp trong khi mang thai

 

Theo NTD