Vì sao bà bầu chuyển dạ sớm?

0
33

Chuyển dạ sớm nếu không biết cách đề phòng, nếu không biết dấu hiệu để xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.


4 nguyên nhân dễ gây chuyển dạ sớm

1. Stress

Stress kéo dài (với các biểu hiện như kiệt sức, căng thẳng, dễ cáu gắt) khiến hormone trong cơ thể bị xáo trộn, gây chuyển dạ sớm.

Stress cũng làm máu khó vận chuyển qua nhau thai hoặc gây dị tật bẩm sinh cho bé.

Việc dùng thuốc chữa trị một số chứng bệnh thai kỳ như thiếu máu, tiểu đường; chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng cũng làm gia tăng tình trạng stress.

Ảnh minh họa


2. Mắc chứng bệnh truyền nhiễm

Nhóm thai phụ dễ phải đối mặt với nguy cơ chuyển dạ sớm.

– Nhóm thai phụ có tiền sử sinh non.

– Nhóm thai phụ mang đôi thai hoặc đa thai.

– Nhóm thai phụ có tử cung hoặc cổ tử cung bất thường.

Tốt nhất, bạn nên nhận biết những dấu hiệu chuyển dạ sớm để kịp thời đến bệnh viện.
Bởi vì những loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập sâu vào tử cung, tấn công màng ối…

Nhiều trường hợp, bệnh lây truyền qua đường tình dục còn ảnh hưởng đến bộ máy sinh sản của bạn cho đến thời gian sau sinh.

3. Ra máu

Nguyên nhân có thể do đứt nhau thai (nhau thai không thể bám tiếp vào thành tử cung).

Ra máu cũng kéo theo hiện tượng giải phóng protein, gây nghẽn mạch máu. Những loại protein này cũng góp phần thúc đẩy những cơn co – chuyển dạ sớm hơn bình thường.

4. Dạ con bị kéo giãn

Hiện tượng này thường xảy ra khi người mẹ mang đôi thai (hoặc đa thai). Nó cũng có thể do nước ối quá nhiều hoặc dị thường ở tử cung. Nhóm yếu tố trên làm cho cổ tử cung đột ngột mở.

Dấu hiệu chuyển dạ sớm

Cơn co

Các cơ co xuất hiện khoảng 10 phút một lần có thể cảnh báo nguy cơ chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, đó cũng có thể là cơn co Braxton Hick, còn gọi là chuyển dạ giả. Những cơn co dạng này có (hoặc không) xuất hiện theo lịch trình bình thường. Nếu có ít nhất 4-5 cơn co trong vòng 1 tiếng thì bạn nên cẩn thận.

Chuột rút

Cơn đau do chuột rút thường khác nhau, tuỳ thuộc vào từng thai phụ. Trong nhiều trường hợp, cơn đau kèm với các cơn co được miêu tả tương tự cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt.

Dịch tiết âm đạo

Hầu hết bà bầu đều xuất hiện dịch tiết âm đạo theo từng giai đoạn của thai kỳ. Dịch tiết bình thường có dạng lỏng, trong, có thể kèm ra máu nhẹ. Dù dịch tiết thuộc loại nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Nhiều thai phụ nhầm lẫn khi tự chẩn đoán dịch tiết bình thường và dịch tiết bất thường.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng đường tiểu hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân gây chuyển dạ sớm. Vì thế, nếu người mẹ mắc một trong hai bệnh trên thì cần đề phòng chuyển dạ sớm.

Đau lưng dưới

Đau lưng dưới vừa là triệu chứng bình thường khi mang bầu vừa là dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sớm. Nếu bạn đột nhiên bị đau lưng dưới, hãy đi khám ngay.

Áp lực

Cảm giác căng tức ở khung xương chậu hoặc vùng kín có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Cảm giác căng là do thai nhi tụt xuống khung xương chậu trước tuần thứ 36. Hãy trao đổi điều này với bác sĩ ngay.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sớm nếu tần suất thai máy thai đổi, đặc biệt là số lần thai máy giảm đi.

TH

Vì sao bà bầu chuyển dạ sớm?