Các mẹ thường quan niệm rằng: Thai nhi càng đạp nhiều thì thai nhi càng khỏe mạnh và hiếu động. Nhưng điều đó có thật sự đúng hay không?kienthucgiadinh.com.vn sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này
Ảnh minh họa
Cũng có khi do bạn say sưa làm việc đến
mức không nhận ra những cú “nhào lộn” của bé trong bụng mẹ. Để kiểm tra
bé có “hoạt động” hay không thì bạn nên chọn khoảng thời gian buổi tối,
hoặc khi nằm nghỉ trên giường hay trong bồn tắm. Khi bạn thư giãn trong
không gian yên tĩnh thì cảm nhận về sự chuyển động của bé sẽ dễ hơn.
Một số bé hiếu động hơn những bé khác nên thường “đá”, “cuộn tròn”,
“chổng mông”, “giang chân”, “chân tay múa máy”… với mẹ nhiều hơn.
Nhiều người mẹ tự “xếp lịch” chuyển động
cho con hoặc dựa vào thời điểm thai đạp trước đó để xem xét. Do đó, họ
dễ lo lắng khi tần suất và thời điểm bé chuyển động thay đổi đột ngột.
Nên nhớ, khi thai càng phát triển thì khả năng vận động sẽ thay đổi
theo.
Không ít người mẹ hiểu nhầm rằng, bé càng đạp nhiều càng khỏe mạnh hoặc
bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới yên tâm. Một số trường
hợp, bé đạp nhiều bất thường có thể do bị ngạt và thiếu oxy (dây rốn
quấn cổ)… Nếu không phát hiện kịp thời, dễ dẫn tới hiện tượng thai lưu.
Nếu lo lắng về tần suất thai đạp, bạn nên đi khám sớm. Không có một mẫu
chuẩn nào về sự hoạt động của bé trong bụng mẹ chứng tỏ bé đang khỏe
mạnh hay có “vấn đề”. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới cho bạn câu trả lời
chính xác nhất.
T.C Tổng hợp