Mang thai và sinh nở là thời kỳ xảy ra nhiều thay đổi về sinh lý và tâm lý trong đời sống của người phụ nữ. Đôi khi chính họ cũng bị bất ngờ trước những biến đổi của bản thân, trở nên hoang mang, lúng túng khi bước vào giai đoạn nuôi con nhỏ.
Thay đổi trên cơ thể
Tử cung: Thể tích tử cung dần nhỏ đi và trở lại bình thường sau 6 tuần như trước khi mang thai, tử cung sẽ hồi phục nhanh hơn ở những bà mẹ cho con bú.
Âm hộ âm đạo: Thay đổi khi mang thai và sinh đẻ nên sẽ cần thời gian 6 tuần để hồi phục.
Nguồn ảnh: Internet.
Sản dịch: Sản dịch sẽ kéo dài từ 2- 3 tuần sau sinh, máu sẽ giảm dần từ đỏ sẫm sang máu cá và dịch màu vàng nhạt hay màu trắng không mùi. Máu đỏ kéo dài trên 3 tuần kèm theo máu cục hay mùi khó chịu, có thể là tử cung hồi phục không tốt hay viêm nhiễm đường sinh sản.
Kinh nguyệt: Thông thường, nếu sản phụ không cho con bú sẽ có kinh trở lại sau 6- 8 tuần. Với phụ nữ cho con bú, kinh nguyệt có thể đến chậm hơn, có thể là 6 tháng hoặc 1 năm. Tuy nhiên, rụng trứng vẫn có thể xảy ra ở những bà mẹ cho con bú, nếu có quan hệ trở lại vẫn cần dùng biện pháp tránh thai an toàn.
Tuyến vú tiết sữa: Cùng với việc rau thai ra ngoài thì nội tiết trong cơ thể phụ nữ cũng thay đổi và vú bắt đầu tiết sữa, sữa sẽ tiết nhiều hơn khi mẹ cho trẻ ngậm mút vú nhiều.
Hệ thống máu: Khoảng 1- 3 ngày sau khi sinh lượng máu trong cơ thể người mẹ tăng rõ rệt và dần khôi phục lại bình thường.
Tình dục: Người phụ nữ sau sinh thường bị ảnh hưởng đến hoạt động tình dục (đau rát, mất cảm giác, không có ham muốn…) và gặp hiện tượng sa sinh dục(có cảm giác là một khối tròn thoát ra ngoài âm đạo khi phải rặn).
Nguồn ảnh: Internet.
Hoặc do tác động của thời kỳ mang thai và sinh nở, sản phụ có thể cũng gặp trục trặc trong các hoạt động tiết niệu như khó tiểu, hoặc són tiểu khi ho, hắt hơi, làm việc nặng, khó đại tiện dù phân ở tình trạng bình thường, hoặc mất khả năng kiềm chế ở hậu môn.
Thay đổi tâm lý
Nguyên nhân của sự thay đổi là do những thay đổi đột ngột của nội tiết tố trong chính cơ thể sản phụ sau sinh trong vòng 72 giờ, lượng Progesterone và Estrogen vốn đã tăng cao và giữ nguyên trong suốt thai kỳ nây giảm sút nhanh chóng khiến cơ thể sản phụ không thích ứng kịp, gây ảnh hưởng rõ rệt lên xúc cảm tâm lý thần kinh.
Cộng với các vấn đề cá nhân hay quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh dẫn đến chứng buồn chán lúc mới sinh và trầm cảm hậu sản.
Bệnh buồn bã sau sinh: Xảy ra trong tuần đầu sau sinh, kéo dài từ vài tiếng đồng hồ cho đến 10 ngày rồi tự nhiên khỏi. Bệnh này hay xảy ra (30- 70%) nên đôi khi được coi là sự cố sinh lý bình thường.
Nguồn ảnh: Internet.
Bệnh trầm cảm sau sinh: kéo dài hơn với những biểu hiện về như âu sầu, buồn chán, khó chịu… kèm theo là mất ngủ, không muốn ăn, rối loạn về khả năng tập trung, mất ham muốn tình dục. Rối loạn chức năng của tuyến giáp trạng sau sinh cũng có thể là một yếu tố góp phần tăng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh nặng khoảng 6% và giai đoạn dễ bị trầm cảm nhất là từ tuần thứ 8 cho đến tuần 20.
Phụ nữ sau sinh có rất nhiều sự thay đổi rõ rệt từ sinh lý đến tâm lý, tuy nhiên sự thay đổi của mỗi người là không giống nhau. Vì vậy, sau sinh chị em cần biết rõ sự thay đổi này để không phải quá lo lắng, biết cách chăm sóc cơ thể khoa học, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, nhằm lấy lại và vóc dáng.
Theo NTD
Những biến đổi tâm sinh lý sau sinh.
Theo NTD