Để đau đẻ không còn là nỗi kinh hoàng với mẹ bầu

0
35

Làm thế nào để đau đẻ không còn là nỗi kinh hoàng với tất cả mẹ bầu?

Người xưa thường nói: “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn mồ côi một mình” để nói về nỗi vất vả của chị em khi sinh nở. Chẳng phải vì thế mà hầu hết các mẹ bầu đều rất lo lắng khi nói về chuyện đi đẻ và những cơn đau đẻ. Làm thế nào để đau đẻ không còn là nỗi kinh hoàng với tất cả mẹ bầu đây?

Sợ… cho đến lúc lên bàn đẻ

Một vài tuần trước ngày dự sinh, tâm trạng chị Kim Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng trở lên hoang mang với đủ mọi nỗi lo lắng. Chị lo mình sẽ không biết cách rặn đẻ, lo bị đau, lo bị bác sĩ mắng, lo có điều gì bất trắc xảy ra với hai mẹ con… Và cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện mẹ kể khi sinh chị, mẹ đã phải đau đẻ mất 3 ngày và bị băng huyết nặng sau sinh mà chị toát mồ hôi hột: “Nhỡ đâu mình cũng như mẹ vì con gái dễ giống gen mẹ lắm”.

Những nỗi lo này nhiều lúc khiến chị thấy hoang mang và càng gần đến ngày sinh nở chị càng cảm thấy căng thẳng. Cũng chính vì vậy mà chị xin nghỉ làm trước sinh nở 1 tháng để ở nhà chăm sóc thai kỳ và chuẩn bị kiến thức đi đẻ. Trong suốt thời gian đó, chị rất chăm chỉ lên mạng đọc tài liệu tham khảo và trong ý nghĩ tò mò khiến chị càng ấn chuột vào những bài về tình huống đẻ khó. Mỗi lần đọc xong những bài viết đó, chị lại mất cả ngày nghĩ dại sợ mình cũng giống người ta.

Chưa đau đẻ đã sợ toát mồ hôi - 1

Hầu hết các mẹ bầu đều rất lo lắng khi nói về chuyện đi đẻ
và những cơn đau đẻ. (ảnh minh họa)

Gần đến ngày sinh nở, chị sốt ruột thấy mình không có cơn đau báo của người sắp sinh như kinh nghiệm nghe được, chị lo sợ khi nghĩ đến cảnh vật vã rặn mà cuối cùng lại phải mổ lấy con, chị bủn rủn chân tay khi tưởng tưởng lúc phải khâu sống tầng sinh môn… Đến khi thấy có chút huyết hồng rồi, trên đường đến viện thậm chí chị vẫn còn suy diễn: liệu mình có bị vỡ ối sớm không nhỉ, nếu đẻ rơi trên đường thì sao… Những nỗi lo khiến cho cuộc lâm bồn của chị trở lên hết sức nặng nề.

Chỉ nghĩ thôi đã sợ!

Mới mang thai tháng thứ 6 nhưng Ngọc (Từ Liên, Hà Nội) rất chăm chỉ đọc sách cũng như tham khảo kinh nghiệm sinh nở của những người đi trước. Đây là việc rất cần thiết và hữu ích nhưng với nàng, lý do trước nhất là vì Ngọc rất sợ đau đẻ.

Nàng chia sẻ: “Nghe các chị trong cơ quan ngày ngày bàn tán với nhau về chuyện đi đẻ, đau đẻ mình sợ lắm. Mình vốn rất yếu và sợ đau. Mình sợ sẽ ngất khi sinh con mất. Có người còn nói họ đau đẻ đến 2-3 ngày, chỉ nghĩ thế thôi mình đã hoảng lắm rồi”.  Cũng chính vì vậy mà Ngọc ngày ngày lên các diễn đàn phụ nữ để học hỏi kinh nghiệm. Nàng bảo nàng đã tích góp được kha khá kiến thức nhưng không biết có thể áp dụng lúc lên bàn đẻ không. Vì nghe nói nhiều người đã từng đi học lớp tiền sản nọ, tiền sản kia mà khi nên bàn đẻ vẫn chẳng biết cách rặn.

Nàng nghe bạn bè nói, thai phụ tăng cân nhiều sẽ không thể sinh thường mà phải sinh mổ. Rồi thì sinh mổ đau đớn nhiều lắm. Sau sinh lại chẳng có sữa cho con bú vì vậy mà Ngọc chẳng dám ăn uống thả ga. Mới 6 tháng cô đã lên đến 15kg nên nguy cơ đẻ mổ là rất cao. Cứ nghĩ đến việc người ta cầm dao mổ hết lớp thịt nọ đến lớp mỡ kia trên bụng mình mà nàng sợ. Tâm lý sợ hãi ám ảnh nàng suốt những tháng cuối thai kỳ cuối cùng nàng đã phải tìm đến bác sĩ tâm lý vì bị stress nặng.

Chưa đau đẻ đã sợ toát mồ hôi - 2

Hãy nghĩ về con yêu và qua 9 tháng mang bầu, hai mẹ con bạn sắp được gặp nhau rồi, 
bạn sẽ dễ dàng vượt qua cơn đau đẻ. (ảnh minh họa)

Làm thế nào để vượt qua nỗi lo đau đẻ

Nỗi lo của Hoa và Ngọc không phải là không có sở bởi trên thực tế những cơn đau đẻ sẽ khiến chị em rất sợ hãi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chị em phải cố gắng bình tĩnh và tạo tâm lý thoải mái khi bước vào phòng sinh nở. Chị em cần biết rằng, những cơn đau đẻ chỉ mạnh và dồn dập vào 1-2 tiếng cuối khi bé chuẩn bị chào đời còn thời gian đầu cũng khá nhẹ nhàng.

Trường hợp đau đẻ kéo dài đến 2-3 ngày là rất hiếm. Trên thực tế, đau đẻ chỉ kéo dài tầm 18 giờ và sẽ ngắn hơn đối với những người sinh lần 2, lần 3.

Hơn thế nữa, ngày nay với công nghệ ý học hiện đại, các mẹ sẽ không phải lo nhiều đến việc sử lý tình huống xấu nếu trong quá trình sinh nở gặp bất cứ bất thường nào. Ngay cả đối với việc sinh mổ cũng là một ca phẫu thuật hết sức nhẹ nhàng.

Các chuyên gia tâm lý cũng khuyên chị em bầu không nên bị ám ảnh với những câu chuyện sinh nở khó hoặc tò mò tìm hiểu về những ca sinh nở quá đặc biệt để gây ảnh hưởng đến tâm lý khi đi đẻ. Bên cạnh đó, bạn hãy nghĩ lạc quan rằng, sinh nờ là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu của phụ nữ chúng mình và hầu hết các bà, các mẹ ta đã vượt qua dễ dàng.

Cuối cùng, hãy nghĩ về con yêu – bạn và con sắp được gặp nhau rồi – để lấy thêm sức mạnh vượt qua nỗi sợ hãi nhé!

An Như – Theo E

Để đau đẻ không còn là nỗi kinh hoàng với mẹ bầu