Tác hại của sốt trong thai kỳ
Với mẹ: Sốt nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe của mẹ. Sốt cao hoặc kéo dài gây mất nước, mệt mỏi. Tùy vào nguyên nhân gây sốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hay ít cho sức khỏe của mẹ.
Với thai: Sốt do siêu vi như cúm, rubella, sởi, thủy đậu… giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ sẽ tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ. Mẹ sốt cao thai 4-14 tuần sẽ gây nguy cơ dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống ở thai nhi.
Nguồn ảnh: Internet.
Sử dụng thuốc hạ sốt khi mang thai
Thời điểm dùng thuốc: Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 38,5°C
Những thuốc không được dùng
Aspirin: dễ gây dị tật bẩm sinh hoặc sẩy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Gây rối loạn hô hấp cho thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ (từ tháng thứ 7 trở đi).
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến trung bình cũng được dùng để hạ sốt, giảm đau. Chúng có tác dụng ức chế cyclo-oxygenase, đối với thai nhi có thể gây đóng sớm ống động mạch. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ có 80% nguy cơ sẩy thai. Từ tháng thứ 7 trở đi có nguy cơ gây tăng huyết áp động mạch phổi của thai nhi.
Thuốc có thể sử dụng: Paracetamol còn gọi là acetaminofen là loại thuốc tương đối an toàn để hạ sốt cho phụ nữ có thai.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ Sản Khoa, dùng theo cân nặng.
Cần đặc biệt lưu ý không dùng các biệt dược phối hợp paracetamol với dược chất khác (có hơn 400 biệt dược phối hợp paracetamol với 1-6 dược chất khác).
Nguồn ảnh: Internet.
Cần nhớ tác dụng hại gan và giảm tiểu cầu của paracetamol để tránh nguy hại khi dùng thuốc kéo dài, liều cao.
Để dùng thuốc hạ sốt hiệu quả cần phối hợp với việc điều trị nguyên nhân gây sốt.
Sốt chỉ là triệu chứng của một bệnh khác, việc điều trị sốt hiệu quả sẽ làm giảm tác hại của sốt với cơ thể của mẹ và thai nhi nhất là giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ. Quan trọng nhất trong việc hạ sốt, ngoài việc dùng thuốc là điều trị đúng nguyên nhân gây sốt cho thai phụ.
Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách khi mang thai?
Theo NTD