Giãn tĩnh mạch khi mang thai

0
82
Giãn tĩnh mạch là triệu chứng thường xuất hiện ở chân và âm hộ trong giai đoạn mang thai. Việc điều trị bệnh này ở phụ nữ mang thai gặp nhiều khó khăn, vì hầu hết các thuốc dùng điều trị lại chống chỉ định trong thời kỳ thai nghén. Do vậy, việc phòng ngừa bệnh này là hết sức quan trọng. Giãn tĩnh mạch có thể được phát hiện trong những tháng cuối rõ hơn trong những tháng đầu.

Giãn tĩnh mạch là triệu chứng thường xuất hiện ở chân và âm hộ trong giai đoạn mang thai. Việc điều trị bệnh này ở phụ nữ mang thai gặp nhiều khó khăn, vì hầu hết các thuốc dùng điều trị lại chống chỉ định trong thời kỳ thai nghén. Do vậy, việc phòng ngừa bệnh này là hết sức quan trọng. Giãn tĩnh mạch có thể được phát hiện trong những tháng cuối rõ hơn trong những tháng đầu.

 

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai

 

Do nồng độ hormon thay đổi

 

– Hormon giới tính nữ là một trong những nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ.

 

– Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể biến đổi, một trong những biến đổi hay gặp là sự gia tăng lượng progesterone đưa đến tình trạng giãn và sưng các tĩnh mạch, các hormon này là nguyên nhân gây hình thành các tĩnh mạch sợi và tĩnh mạch mạng nhện trong quá trình mang thai.

 

Tác động của tử cung có thai trên giãn tĩnh mạch

 

– Khi mang thai, lượng máu sẽ tăng lên trong cơ thể làm tăng thêm gánh nặng trên tĩnh mạch. Thai nhi phát triển, tăng nhu cầu lượng máu chảy trong tĩnh mạch khoang chậu tăng tạo ra áp lực lên các tĩnh mạch lớn ở vùng chậu.

 

– Bào thai phát triển và chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới nằm phía bên phải của cơ thể, làm gia tăng áp lực đẩy vào tĩnh mạch chân và là nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch khi mang thai.

 

Yếu tố di truyền

 

– Khả năng bị giãn tĩnh mạch dễ xảy ra khi có người thân trong gia đình đã mắc phải bệnh này và khả năng sẽ trầm trọng hơn trong mỗi kỳ mang thai.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Một khi có yếu tố di truyền và đã bị giãn tĩnh mạch trong lần mang thai đầu tiên thì giãn tĩnh mạch sẽ tăng lên trong những lần mang thai tiếp theo. Nói chung, những người phụ nữ mang thai nhiều lần có xu hướng giãn tĩnh mạch nặng hơn trong mỗi lần mang thai.

 

 

Ngoài ra việc sản phụ mang đa thai, do thừa cân hoặc đứng một chỗ lâu trong thời khi mang thai đều là những nguyên nhân dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch.

 

Triệu chứng

 

– Nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 50% phụ nữ mang thai bị phù cổ chân và cẳng chân. Cụ thể, chân thường xuất hiện các búi tĩnh mạch giãn một cách bất thường.

 

– Nếu nhẹ thì chỉ làm cho bàn chân to lên và nặng sẽ khiến chân bị tê dại, gây khó khăn cho việc đi lại. Các biểu hiện này dễ nhận thấy ở người có làn da trắng, mỏng.

 

– Cũng theo nghiên cứu thì có tới 20% phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch ở âm hộ và âm đạo, thường chỉ bị một bên; có tới 0,14 – 1,0% phụ nữ mang thai bị huyết khối tĩnh mạch sâu, thường gặp ở cuối thời kỳ mang thai và sau khi sinh.

 

– Rất hiếm gặp trường hợp bị nhồi máu phổi, tuy nhiên đây là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều thai phụ.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Điều trị và theo dõi

 

– Hầu hết giãn tĩnh mạch liên quan đến quá trình mang thai sẽ thường giảm hoặc tự khỏi sau khi sinh được vài tháng. Một số rất ít trường hợp viêm huyết khối tái phát, giãn tĩnh mạch nhiều sẽ gây đau hoặc chảy máu, lúc này bạn cần phải nhờ đến bác sĩ phẫu thuật hoặc điều trị xơ hóa.

 

– Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân rất khó khăn vì hầu hết các thuốc đều chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai (vì có thể gây quái thai, sảy thai, đẻ non, thai chết lưu) cho nên phòng bệnh là biện pháp an toàn nhất cho thai phụ.

 

 Phòng bệnh

 

– Đi bộ để giúp máu lưu thông, tránh mang vác, xách đồ nặng. Khi mang thai bạn không nên gây sức ép cho đôi chân của mình. Nên từ bỏ đôi giày cao gót thay vào đó hãy lựa chọn đôi giày khiến đôi chân được thoải mái, dễ chịu.

 

– Nên lựa chọn loại trang phục có độ co giãn tốt, đặc biệt là quần. Bởi vì quần đàn hồi tốt sẽ hỗ trợ vùng bụng và làm giảm áp lực lên tử cung. Mặc vớ hỗ trợ, vớ áp lực hoặc các hình thức khác để ép các tĩnh mạch giúp máu không bị ứ đọng trong khi mang thai.

 

– Phấn đấu giữ trọng lượng ở mức khuyến cáo trong giai đoạn của thai kỳ, tránh việc tăng cân quá nhanh, chế độ ăn hợp lý để tránh táo bón. Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài mà không nghỉ giải lao để di chuyển. Tập cử động các khớp cổ chân, co duỗi để máu lưu thông.

 

– Thai phụ nên tránh những chỗ nóng nực như: bếp lò, điều hoà và không nên dùng nước nóng quá hoặc quá lạnh để tắm, không nên tắm nắng…, vì nhiệt độ tăng có thể làm cho mạch máu trương phồng lên.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Không ngồi bắt chéo chân hay mắt cá chân và nâng cao chân bất cứ khi nào có thể. Kê chân cao khi ngồi hay nằm sẽ làm cho các tĩnh mạch được nghỉ ngơi và giải phóng bớt áp lực lên tĩnh mạch chân.

 

– Nằm ngủ nghiêng bên trái bằng cách để gối sau lưng giữ cho mình nghiêng về bên trái và kê cao chân. Vì tĩnh mạch chủ dưới ở phía bên phải, nằm nghiêng bên trái sẽ làm giảm sức nặng của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới, do đó làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở chân và bàn chân.

 

– Ngoài ra, mang thai vào mùa lạnh có thể sẽ giảm được biến chứng giãn tĩnh mạch, vì thời tiết lạnh sẽ làm mạch máu co lại nên trương lực mạch tốt hơn.

 

 

Nếu phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ trong khi mang thai thì chắc chắn sẽ bị giãn tĩnh mạch chân. Bên cạnh, những tĩnh mạch lan tỏa, tĩnh mạch mạng nhện thì các tĩnh mạch tổn thương cũng tiến triển ở chân. Điều trị giãn tĩnh mạch ở người có thai thường khó khăn vì đa số các thuốc uống đều chống chỉ định hay thận trong ở phụ nữ mang thai. Các hỗ trợ không dùng thuốc là lựa chọn thích hợp. Do vậy việc theo dõi và đi khám định kỳ là rất quan trọng. Nếu thấy giãn tĩnh mạch không khỏi 3 tháng sau khi sinh con, phải đến gặp bác sĩ để tư vấn điều trị.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 
Theo NTD

Giãn tĩnh mạch khi mang thai

 

Theo NTD