Bệnh Zona thần kinh khiến nhiều mẹ bầu lo lắng

0
37
Bệnh zona là do một loại virus thuộc họ Herpes simplex gây nên. Virus này gây bệnh thủy đậu từ thời ấu thơ và tiếp tục ẩn nấp, gắn kết với ADN của các tế bào hạch thần kinh giao cảm tuỷ sống. Sự phát triển của virus bị các bạch cầu kiềm chế. Tuy nhiên, khi gặp thời cơ (lúc cơ thể mệt mỏi, căng thẳng thần kinh…), chúng sẽ trỗi dậy, phát tán dọc các dây thần kinh cảm giác liên quan, gây nên bệnh.

 

Triệu chứng

 

Khởi đầu với cảm giác ngứa ngáy, đau như bị kim châm, rát phỏng. Vài ngày sau, trên da xuất hiện ban sưng nề có màu hồng, trên nền ban đó có hàng chùm mụn nước, bóng nước. Do virus gây thương tổn dọc đường dẫn truyền thần kinh nên tổn thương zona chỉ xuất hiện một bên cơ thể tại mặt, ngực, bụng, lưng, chân tay. Cá biệt ở những bệnh nhân già yếu, suy giảm miễn dịch, tổn thương có thể xuất hiện ở hai bên cơ thể.

 

Khoảng 7 – 15 ngày sau, mụn nước vỡ ra, khô đi, đóng vảy, lúc này virus đã hết.

 

Bệnh kéo dài 3 – 4 tuần, có thể tự khỏi kể cả không điều trị.

 

Biến chứng

 

Nhiễm trùng do vệ sinh kém, mụn nước vỡ ra bị nhiễm khuẩn gây viêm loét vùng da tổn thương, để lại sẹo. Có trường hợp nhiễm trùng toàn thân.

 

Nếu xuất hiện ở vùng mặt, trán thì bệnh nhân có thể bị sẹo ở mi mắt gây khô mắt, hoại tử võng mạc, giảm thị lực do thiếu máu, liệt cơ vận nhãn, liệt dây thần kinh mắt, mù lòa…

 

Ngoài ra, còn có thể gặp biến chứng ở não như tai biến mạch máu não, viêm não, viêm màng não…

 

 

Đau nhức kéo dài do virus gây nên trong khi di chuyển đã làm tổn thương dây thần kinh. Đôi khi đau sau zona có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm.

 

Với  phụ nữ mang thai

 

thường gặp ở người có tuổi, từ 50 trở lên. Thanh niên và trung niên cũng có thể mắc, song không nặng. Phụ nữ đang mang thai mắc zona không dẫn tới hậu quả xấu cho thai nhi.

 

Chỉ trừ khi bệnh những mụn phỏng này bị bội nhiễm làm lan rộng dẫn đến tình trạng bội nhiễm thì bệnh mới có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.

 

sẽ khu trú trên da của người mẹ, nếu giữ gìn và chăm sóc tốt không để nhiềm trùng thì nó sẽ tự biến mất sau 2 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu ngoài thuốc giảm đau và chống bội nhiễm.

 

Điều trị

 

Vệ sinh cơ thể: Tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, sạch; vẫn có thể kỳ cọ vùng da bị bệnh. Khi mụn nước chưa vỡ thì bôi các thuốc làm dịu da; mụn vỡ thì rửa bằng nước muối sinh lý 9‰, chấm khô và bôi xanh methylen, chú ý không để dịch từ mụn nước lây sang vùng da lành.

 

Dùng thuốc kháng virus, giảm đau, chống viêm, an thần, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

 

 

Không bôi các loại thuốc tự chế theo kinh nghiệm dân gian vì có thể gây nhiễm trùng và làm tổn thương nặng thêm.

 

Phòng bệnh

 

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như đã nêu ở trên.

 

Bạn không bị lây bệnh zona từ người khác nếu đã bị thủy đậu nhưng nếu tiếp xúc không bảo vệ với bệnh nhân mắc zona thì bạn có thể bị thủy đậu nếu bạn chưa được miễn dịch với bệnh này (chưa mắc hoặc chưa tiêm phòng thủy đậu). Vì vậy cần tiêm phòng thủy đậu và tránh tiếp xúc với người bệnh.

 

Lưu ý

 

Hiện nay nhiều người bị mắc bệnh viêm da do tiếp xúc côn trùng và nhầm tưởng đó chính là bệnh zona. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ chỗ bệnh viêm da do tiếp xúc côn trùng cũng có các vết đỏ, nốt phỏng nước trên da như zona. Tuy nhiên ở bệnh này, tổn thương xuất hiện tại bất kỳ vùng da nào của cơ thể, nhất là những vùng da hở còn Zona như đã nói là bệnh do virus, tổn thương chỉ xuất hiện trên một nửa phần cơ thể.

 

Bệnh nhân cần đi khám ngay khi có các triệu chứng đầu tiên để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh nhầm lẫn hai bệnh với nhau đồng thời tránh được các biến chứng nguy hiểm do điều trị muộn gây ra.

 

 

Bệnh Zona thần kinh khiến nhiều mẹ bầu lo lắng

 

Theo NTD